Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng



NHỮNG NGÔI CHÙA Ở NGŨ HÀNH SƠN
GS Kiêm Đạt
Vị trí:     
Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 7 km về phía đông nam, mọc lên giữa đồng bằng gần sát biển, một cụng năm hòn núi đá nhấp nhô, xa trông như một đàn voi khổng lồ chen chúc nhau nhào ra biển. Ngũ Hành Sơn nay  Núi Non Nước là một địa danh  được cả nưóc biết đến  từ lâu,  là môt  trong những  thắng cảnh  đẹp nhất của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. 



Cụm núi Ngũ Hành nằm trên một  vùng đất rộng phẳng sát biển xanh, trên bãi cát vàng, hình thù kỳ  dị với những ngọn lô nhô, cây cối um  tùm mọc  lên giữa  các hốc  đá, màu  sắc núi  thayb đổi  theothời tiết, từ xám sang tím, từ tím sang xanh thẫm, đen. Giữa cảnh đất trời sông biển bao la nầy, Ngũ Hành Sơn xuất hiện từ thời xa, như những hòn đảo nổi giữa mây  nước bồng bềnh, như bức tranh sơn thủy, xứng đánh sánh với Hạ Long, Phong Nha, Hà Tiên; đây cũng là cái đẹp độc  đáp của hang động, đền chùa,  thạch nhũ, thạch bích, của gió  trăng lồng lộng  qua cửa động,  của ánh sáng  huyền diệu thay đổi  từng muà, từng ngày,  từng giờ trên vách  đá, khiến cho các  tượng Phật,  các hình  đá thiên  nhiên trở  nên sinh động lạ thường.

Địa chất của Ngũ Hành Sơn   

Ngũ Hành Sơn là một quần thể  núi nằm trên bờ biển miền Trung Việt Nam, cho  nên quá trình hình  thành cũng như những  đặc điểm hình thái chịu ảnh hưởng tất lớn giữa dãy Trường Sơn một bên, biển Nam Hải một bên. Về địa chất, Trường  Sơn được hình thành sau đợt vận động tại núi phù hợp với thời gian "biển thoái" Hersini. Khối núi Trường Sơn Bắc nguyên là một màng  biển sâu (Địa máng) tồn tại từ đầu  thời đại  Cổ Sinh,  nổi lên  ngay từ  đợt vận  động tại núi  Hersini.  Trường Sơn  Bắc được  bắt đầu  từ cao  nguyên Trấn Ninh (Lào), kéo  dài theo hướng Tây  bắc - Đông nam,  ra tận biển, vàotận dãy Bạch  Mã nối liền với đèo  Hải Vân, tận cùng tại  núi Sơn Trà và  các hòn núi nhỏ  ngoài vịnh Đà Nẵng. 

Mạch núi Trường Sơn bắc chạy dài 753 cây số. Còn khối núi cao của Trường Sơn  Nam là một cấu trúc Hersini, bắtđầu từ phía nam  đèo Hải Vân trở đi, cho đến  miền đông Nam Phần, từ  vĩ tuyến  16 độ  B cho  đến vĩ  tuyến 11  độ B. Chiều dài của Trường Sơn Nam là 512 cây số.  Khối núi cao nguyên Trường Sơn Nam bao chiếm gần hết diện tích miền trung Trung Phần và miền cực nam Trung Phần.Quảng Nam - Đà Nẵng ở vùng  phía bắc của Trường Sơn Nam, giáp với phần rìa của Trường Sơn Bắc. Trước  kia, nơi đây là một vụng biển cắm sâu  vào giữa hai  khối núi, đá  hoa cương A  Tuất (2,500m) ở phía Bắc  giáp với Thừa  Thiên - Huế  và núi Ngọc  Linh (2598m) ở phía Nam, giáp  với Kontum, như một cái nêm  lớn ở giữa.

Vào giữa thời kỳ  Tri - Át, thời  đại Trung Sinh, cách  đây khoảng hơn 200 triệu năm, có  một cuộc vận động tạo núi  mới, gọi là "Indonesy". Sau đợt vận  động tạo núi nầy hầu  hết lãnh thổ Việt Nam  đều nổi lên trên mặt  biển, ngoại trừ một số vịnh  và vụng nhỏ, trong đó có vùng đồi núi sông Bung. Sau khi nước rút, do vận động nâng lên của Trường Sơn Nam, sông Thu Bồn và các sông nhánh khác của nó đã bồi lên một vùng  đất rộng 540 km2, bao gồm cả  vùng cửa sông Hội An, thu hẹp  ở vùng Thăng Bình và  mở rộng ra ở vùng  Tam Kỳ rộng 510 km2. 

Nhưng do bị kẹp  giữa Trường Sơn và  Biển Đông, các con sông nầy đều ngắn, cho nên quá  trình bồi đắp những vụng biển lớn đã diễn ra  rất chậm chạp, phải nhờ những  cuộc vận động kiến tạo mới và  địa hình lục  địa, cho  nên  các đồng bằng  ven biển miền Trung nói chung, Quảng Nam - Đà  Nẵng nói riêng chỉ mới được hình thành rất  gần đây, vào thời  Đệ Tứ, cách đây  khoảng 1 triệu 800 nghìn năm. Sự bồi đắp vẫn tiếp diễn,  vào thế kỷ thứ IV và thứ V, con người vẫn chứng kiến sự hoạt  động đó. các vùng biển bị lấp vẫn còn để lại những lạch nước chảy gần như liên tục, từ bắc xuống nam. Người  ta vẫn nạo  vét các  lạch  nước đó, để  sử dụng trong nhiều thế kỷ sau nầy. Vào thời điểm  đồi núi sông Bung còn là vùng biển, vùng Ngũ Hành Sơn cũng như Sơn Trà, những hòn núi cuối cùng của Trường  Sơn Bắc, là những  hòn đảo nằm chơ  vơ giữa vùng biển khơi.


Những ngôi chùa ở Ngũ Hành Sơn

Trong quá trình hình thành đồng bằng Quảng Nam, các hòn đảo đó dần dần được nối vào đất  liền, như người xưa thường nói: "Phù nhất thiên niên tiền Ngũ Hành nhất đảo; nhất thiên  niên hậu vị Ngũ Hành Sơn" (Một nghìn năm trước Ngũ Hành là hải đảo; một nghìn năm sau là Ngũ Hành Sơn). 

Nhưng Ngũ Hành Sơn  cũng chỉ mới được nối vào đất liền, vì hiện nay, ở ngoài sông Trường Giang, một con sông chảy dài theo ven biển Quảng  Nam, nối liền sông Thu Bồn với sông Tam Kỳ. Giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn  Nam có nhiều khác biệt rõ rệt. Chẳng hạn, có thể nói hai bên  đèo Hải Vân là hại "bầu trời" khác hẳn nhau. Có những ngày, đứng ngay trên đèo Hải Vân nhìn về phía Thừa Thiên - Huế thì  mưa mù đầy trời,  nhưng quay về hướng  Nam, vùng Quảng Nam - Đà nẵng, khí lạnh mây mù  đã không còn nữa, cảnh vật rực rỡ dưới bầu trời xanh ngắt, trải rộng  trên vịnh Hàn và thành phố Đà Nẵng.
Thủy Sơn là hòn núi nằm về phía bắc trong Ngũ Hành Sơn, ở vị trí đầu tiên trên con đường chạy từ Đà Nẵng đến Hội An. Trong dãy này, đây là hòn núi lớn nhất và đẹp  nhất, thường được  du khách đến viếng thăm quanh năm.Thủy sơn nằm trên môt dải đất hình thuẩn, theo hướng đông - tây, rộng khoảng 15 mẫu tây. Đỉnh núi có ba ngọn nằm ở ba tầng, trống giống như ba ngôi sao Tam Thai ở chuôi chòm  sao Đại Hùng Tinh, cho nên, thường được gọi tên là núi Tam Thai. Ngọn cao nhất trong hệ thống nầy là 106 mét ở phía tây bắc, gọi là Thượng Thai; ngọn phía nam thấp nhất gọi là Trung Thai; ngọn phía đông ngô cao hơn một chút gọi là Hạ Thai.Trong vùng Thủy Sơn có nhiều chùa chiền và hang động, có thể phân chia ra  làm 3 cụm, theo  ba ngọn núi nầy:  Cụm Thượng Thai phía tây bắc có  Vọng Giang Đài, tháp Phổ Đồngchùa Từ Tâm, chùa Tam Tôn, chùa Tam Thai, hành Cung, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nhamđộng Lăng HưCụm Trung Thai nằm ở giữa, có hai cổng Động Thiên Phước Địa và  Vân Căn Nguyệt Quật,  các động Vân Thông, động  Thiên Long và  hang sáng vân  NguyệtCụm Hạ  Thai ở phía đông  có Vọng Hải Đàichùa Linh Ứng, động Tàng  Chân (với các động Tam  Thanh, động Chiêm Thànhhang Ráy, hang Gió, động Bàn Cờ, chùa Linh Ứng, động Chơn Tiên), động Ngũ Cốc và phía dưới núi Giếng Tiênđộng Âm Phủ.

Lên thăm chùa chiền hang động Thủy Sơn, có thể men theo hai đường sau đây: đường cấp phía  tây nam: dẫn  đến chùa Tam Thai có 156 bậc;  đường cấp  phía đông: dẫn đến  chùa Linh  Ứng, có 108 bậc.  Thông thường, du khách đi  lên theo đường  cấp phía tây nam, đi xuống lại theo đường hướng đông để có thể thăm toàn bộ cảnh quan toàn vùng nầy. Đường cấp phía  tây nam là con đường ven  theo vách núi, lát bằng đá Trà Kiệu hoặc La Vân, rộng khoảng 4 mét, hai bên có lan cao cao khoảng 60 cm. Các  bậc đá ở đây tương đối cao,  bước lên khó, cho nên từng quãng  có những chỗ cho khách nghỉ  chân. Nhưng qua khỏi hẻm núi vách thẳng đứng như thành  vại ở gần cuối đường, thì mọi mỏi mệt đều tiêu tan, vì trước mặt mọi người là một quanh cảnh kỳ thú, nhiều chùa chiền và nhiều hang động. Quảng nửa đường cấp, có những  trụ đá to, chạy  chỉ vuông, chuốt hình hoa sen, là biểu hiện cửa ngoài của chùa Tam Thai.

 Những lên khỏi đường cấp, truớc khi vào chùa  Tam Thai, du khách có thể đến thăm chùa Từ Tâm, chùa Tam Tôn Vọng Giang Đài. Vọng Giang Đài là môt điểm  cao trước ngôi chùa Tam Thai,  nằm về phía bên phải. Tại đây có một  tấm bia bằng đá Trà Kiệu, chiều  cao 2 mét, chiều rộng 1 mét,  dựng lên trên môt đế  xây lớn. Trên mặt bia  có khắc "Vọng Giang Đài"  bằng chữ Hán; bên cạnh có dòng chữ nhỏ, ghi ngày tháng  xây bia  này "Minh  Mạng thập  bát niên,  thất nguyệt, cát nhật".

 Du  khách đứng trước Vọng  Giang Đài, có thể  nhìn bao quát được cả môt vùng  đồng bằng bao la của vùng Quảng  Nam - Đà nẵng,con sông Trường Giang, sông Cẩm Lệ.

Tháp Phổ  Đồng là một  cái tháp  xây  bằng đá có  tường bao chung quanh; Nơi  đây, ngày trước tập  trung hài cốt của  những ngườichết rải rác trong núi. Chùa Từ Tâm là nơi thờ vọng vong linh của họ; chùa Tam Tôn là môt ngôi chùa mới xây dựng  về sau này. 

Động Hoa  Nghiêm: Động này nằm ở phía ngoài  chùa, không cao lắm,  được xem như tiền sảnh của chùa Huyền Không. Trong động này, có tấm bia cổ khắc ba chữ "Phổ Sơn Đà". Trong môt hốc đá có tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát, chiều cao  lên gần đến vòm, hướng mặt  về phía cửa động. Nét điêu khắc của chạm hài hoà  tự nhiên, tưởng chừng như những thạch nhũ tạo nên. Vào năm Thiệu Trị thứ sáu (1846), được đổi tên thành động Trang Nghiêm

Động Huyền Không: Bên phía trái của động Hoa Nghiêm là cửa đi vào động Huyền Không. Khi mới đi vào, cửa động tối tăm, tuy nhiên khi đã đi thêm khoảng mươi mét, động  mở ra rộng rãi, thênh thang.  Động Huyền Không là một hang động lộ thiên, nằm  gọn trong núi Huyền Không, ngay trên đỉnh núi nầy. Núi Huyền Không hình  tròn, cho nên động là một vòm cao rộng. 

Động Linh Nham: Ra khỏi động Huyền Không, trở lại phía sau của Tam Thai, men theo đường cấp bên phía trái về hướng đông bắc  sẽ đến động Linh Nham ngay trên đỉnh núi. Chặng đường nầy quanh co, đi lại khó khăn hơn trước. Trên  cửa động, có một  hòn đá, trông như  hòn non bộ nhỏ.Trước khi, trong động này thờ đức  Quán Thế Âm Bồ Tát; ngôi tượng của ngài bị sụp đổ, cho nên về sau thờ Ngọc Hoàng; thành thử động nầy còn có tên là động Ngọc Hoàng.

Động Lăng Hư: Động Lăng  Hư nằm ở  phía trên  của  động Linh Nham,  nằm ở lưng chừng núi, vách đá cheo leo. Lối  vào khó khăn, khi lên trên đỉnh nhìn xuống thì dường như không còn có nẻo trở về nữa. 

Hang Vân Nguyệt: Từ phía sau  của chùa Tam Thai, đi về hướng đông là khu  vực của chùa  động vùng  Trung Thai.  Đến đây,  bắt đầu  đi vào bằng cổng "Động Thiên  Phước Địa" (chỗ  trời tiên đài  phúc). Hang này  rất sáng khó nhận biết, thậm chí có người ở ngay trong động nhưng vẫn không  nhận biết  được.  Hang  Vân Nguyệt  là một  lòng chảo  rộng khoảng 100 mét,  chiều dài khoảng vài trăm mét,  nằm giữa dãy núi Thanh Sơn  bên phải, dãy  núi có hang  Thiên Long bên  trái, cổng Động Thiên  Phước Địa phía tây  và cổng Văn Căn  Nguyệt Quật phía đông. Ở  nơi đây thường  có hiện tượng  hơi nước bốc  lên như mây khói, lại có ánh trăng dọi  vào, thành những vầng sáng lung linh,  huyền ảo, nên có tên là Vân Nguyệt

Động Vân Thông: Ở phía bên phải  của hang Vân Nguyệt, trên sườn núi Thanh Sơn là động Vân Thông. Động này nằm gọn trong lòng núi, hình tròn, trông giống như môt đường ống hướng chếch lên phía ngọn núi. Trước cửa hang động có một chiếc đỉnh đồng to xây bằng xi mặng để thờ vọng. Trong động  có một tấm bia  xưa nhất, khắc ba  chữ "Ngũ Uẩn Sơn".   Tại trung  tâm có môt tượng  Phật rất lớn. sau  lưng tượng nầy là con đường đi lên động. Mới đi vào, đường khá rộng rãi, nhưng càng đi sâu vào,  con đường lại hẹp dần; hướng lên đỉnh núi khó khăn, du khách phải bám  vào các tảng đá mới bò lên  được. Cuối động là một khoảng tròn, để thông ra bên ngoài. Ánh sáng từ trên động rọi vào, những những hào quang từ trên không trung chiếu xuống. Người ta thường gọi  đây là "đường lên trời". Trên  đỉnh động có thể đi theo sườn núi Thanh  Sơn xuống đến ngã ba đi lên  Vọng Hải Đàichùa Linh Ứng phía ngoài cổng  Vân Căn Nguyệt Quật

Hang Thiên Long: Hang  Thiên Long  còn gọi  là Hang  Rồng, nằm  bên trái  hang Vân Nguyệt, phía gần cổng Vân Căn  Nguyệt Quật. Hang này hình tròn, ăn sâu xuống lòng đất, có nhiều tảng đá lởm chởm. Lòng hang sâu thăm thẳm, trông như  miệng con rồng cho nên có  tên là Hàm Rồng. hang Thiên Long thông với Hang Gió trong động Tàng Chân ở khu Hạ Thai. 

Vân Căn Nguyệt Quật: Vân căn  có nghĩa là  gốc mây; nguyệt  quật là hang  trăng. Ngụ ý nói:  Trăng núp  trong gốc  mây. Cũng  có thể  giải thích là: Cội gốc của mây trăng; hay là: Trăng soi thấy chân mây. Du khách bước vào đây như đi vào môt thế giới huyền bí, sau đó chuyển sang vùng trời biển  bao la. Bên  này Vân Căn  Nguyệt Quật là  thế giới của nhiều hang động; bên kia là vùng duyên hải, biển trời mênh mông.

Vùng Hạ Thai: Vùng nầy  có Vọng Hải  Đài, chùa Linh  Ứng, động Tàng  Chân với 5 động nhỏ (Tam  Thanh, Hang Gió, động Chiêm  Thành, Hang Ráy, động Bàn Cờ), động Ngũ Cốc, Giếng Tiên, động Âm Phủ.

Vọng Hải Đài: Vọng Hải  Đài là điểm  cao nằm bên  phải chùa Linh  Ứng. Đứng tại đây, có  thề nhìn bao  quát cả một vùng trời biển.  Ngoài xa, thấy được rõ  cụm đảo Cù Lao  Chàm, với những đảo:  Lao, Dài, Khô, Lá, Lôi, Tai, Mận. Những đạo nầy thường có loài chim Hải Yến, nên dân chúng thường đến đây khai thác loại hải sản quý nầy.

 Chùa Linh Ứng:  Chùa Linh Ứng được xây vào khoảng  thế kỷ XVI, tương truyền là do một vị Tiên hiền khai sáng làng Khải Đông đến ẩn tu tại động Tàng Chân lập  ra ngôi chùa  này. Lúc đâu,  nơi đây được  gọi là Dưỡng Chơn Am; sau  đổi là Dưỡng Chơn Đuờng. Đến  đời vua Minh Mạng, đã kiến tạo lại để  trở thành ngôi chùa, có tên là  "Ứng Chơn Tự" do Hoà thượng Quang Chánh đạo hiệu là  Bảo Đài trụ trì. Tên Linh Ứng ngày nay được  đổi từ đời vua Thành Thái.  Hiện nay trong chùa có bộ Thập  Bát La Hán  rất quý, được  tạc công phu  bằng đá tại Ngũ Hành Sơn, theo mẫu của chùa Phước  Lâm ở thị xã Hội An. Tượng cao 0,34m, ngang gối 0,23m, đế 0,04m. Trải qua gần 4 thế kỷ tồn tại,  chùa Linh Ứng bị hư hại nhiều lần và cũng  được trùng tu.  Gần đây nhất  là lần trùng  tu năm 1993, Thượng tọa Thích Thiện Nguyện đã  ra sức vận động, quyên góp công sức tín  hữu, đồng thời cũng  đã xây dựng thêm  một số công trình khác nữa, có đúc  tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni  và tượng đức QuanThế Âm Bồ  Tát. Bức phù điêu ghi  lại cuộc đời của đức  Thích Ca. Điều đáng  tiếc là hiện nay,  việc khai thác đá  tại Ngũ Hành Sơn một cách  xô bồ, vô  tổ chức, cho  nên đã gây  những hư hại  trầm trọng tại chùa này cũng như nhiều chùa và động khác nữa.

Động Tàng Chân:   Đàng sau chùa Linh Ứng là động Tàng Chân. Theo nguyên nghĩa, Tàng Chân là nơi "chứa thiên nhiên chân thật" của vũ trụ. Động cũng là một thung lũng  hình chữ nhật, chiều dài  khoảng 10m, chiều ngang khoảng 7m. Ánh  sáng mặt trời thường chiếu  thẳng vào. Đàng truớc có một cổng cấu  tạo theo hình thể tự nhiên bằng  đá, tiếp đến là một hành  lang ngắn. Trên  vách đá, phía  bên phải có  khắc "Tàng Chân Động". Phía sau hành lang là chiếc cổng thứ 2, tiếp đến cũng là động. Từ cuối  động Tàng Chân,  trông vào có  3 hốc đá,  có cấp đi  lên xuống; đó là những động: Tam Thanh, Chiêm ThànhHang Gió. Động TamThanh khá  dài và  hình tròn,  ngày trước  thờ Thượng Thanh, Trung Thanh và Hạ Thanh (nên  có tên Tam Thanh). Động Chiêm Thành ở giữa, còn có tên là hang  Hời, có thờ thần Vichnu. Động này hình bán nguyệt,  khá sâu và  dài. Hang Gió  hình bán nguyệt,  đá long lanh đủ sắc  màu. Gió tứ phía thổi  vào mát rượi nên có  tên này. Nơi đây, phía  trên thì thông lên đỉnh bằng  nhiều lỗ trống, phía dưới thì thông với hang Thiên Long.

Ngay dưới chân ngọn Kim Sơn có một hang động dài hơn 50m, rộng gần 10m, cao khoảng 10 - 15m. Lối vào động là những bậc đá tự nhiên, bên trong là những lớp thạch nhũ bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người thật rất thanh tú. Tượng thạch nhũ này còn sinh động hơn nhờ một lớp nhũ đá lấp lánh như dải kim tuyến phủ từ bờ vai đến gót chân tượng. Dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng.

Đặc biệt, phía sau Bồ Tát còn có một hình tượng nhỏ hơn trông như Thiện Tài đồng tử và bên trái là hình chim Khổng Tước, hai cánh xoè rộng toả khắp trần động. Có thể nói đây là bức phù điêu tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã ban cho Kim Sơn. Sau khi phát hiện ra động (1950), hoà thượng Thích Pháp Nhãn đã cho mở rộng lối vào động và xây dựng chùa Quán Thế Âm. Chùa dựa lưng vào ngọn Kim Sơn, ngoảnh mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hàng năm vào mùa lễ hội đầu xuân (19/2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm.




Thổ Sơn là ngọn núi nằm ở phía bắc hòn Kim Sơn và phía tây hòn Thủy Sơn. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên bãi cát. Phía tây Thổ Sơn là đoạn sông Ba Chà. Núi có hai tầng, lô nhô những khối đá trên đỉnh, nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Thân núi có một lớp cỏ mỏng bao phủ để lộ nhiều chỗ màu đất sét đỏ có nhiều gạch cổ thời Chiêm Thành.

Trong núi có một cái hang cửa quay về phía tây nam, ăn sâu vào trong núi có tên là hang Cóc hoặc hang Bồ Đề. Ngách vào hang rất hẹp, chỉ đủ một người lách qua. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương đã coi hang Bồ Đề như là một địa đạo thiên nhiên, một địa điểm chống càn, bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.


Tại sườn phía bắc ngọn Thổ Sơn, về phía Đà Nẵng, có chùa Long Hoa. Chùa mới được xây dựng từ năm 1992, còn đơn sơ nhưng phong cảnh cũng rất hữu tình. Đặc biệt địa hình nơi đây trải dài rất thuận lợi cho việc tôn tạo cảnh quan để góp phần tô điểm thêm cho bức tranh toàn cảnh Non Nước - Ngũ Hành Sơn thêm phong phú.

Trên vách đá bên cạnh ngôi chùa có một khối đá lớn cao chừng 30m có hình dáng gần giống hình tượng Phật Di Lặc. Theo Phật giáo thì Phật Di Lặc là Phật Vị Lai thuyết pháp tại hội Long Hoa nên chùa lấy tên là chùa Long Hoa. Chùa thờ Phật Di Lặc ở trước, phía sau cao hơn là Phật Thích Ca, hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng. Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Huệ Thường.




GIỚI THIỆU VỀ NGŨ HÀNH SƠN

Vị trí: 


Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía đông nam.
       Đặc điểm: 



Ngũ Hành Sơn nằm trên một dải cát vàng chiều dài khoảng 2km, rộng khoảng 800m.
Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm..., không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.

Có nhiều truyền thuyết về sự hình thành Ngũ Hành Sơn, trong đó có truyện kể rằng: “Ngày xưa, nơi đây là một vùng biển hoang vu, chỉ có một ông già sống đơn độc trong một túp lều tranh. Một hôm, trời đang sáng bỗng nhiên tối sầm, giông bão nổi lên, một con giao long rất lớn xuất hiện vùng vẫy trên bãi cát và một quả trứng khổng lồ từ từ lăn ra ở dưới bụng. Sau đó giao long quay ra biển đi mất. Lát sau, một con rùa vàng xuất hiện, tự xưng là thần Kim Quy, đào cát vùi quả trứng xuống và giao cho ông già nhiệm vụ bảo vệ giọt máu của Long Quân. Quả trứng càng ngày càng lớn, nhô lên cao chiếm cả một vùng đất rộng lớn. Vỏ trứng ánh lên đủ mầu sắc xanh, đỏ, trắng, vàng, tím lấp lánh như một hòn gạch khổng lồ.

Một hôm, ông lão vừa chợp mắt thì nghe có tiếng lửa cháy, ông cầu cứu móng rùa - vật mà thần Kim Quy đã giao lại cho ông lúc ra đi và trong lòng trứng xuất hiện một cái hang rộng rãi, mát mẻ. Ông đặt lưng xuống ngủ thiếp luôn và không biết đang xẩy ra một phép lạ: một cô gái xinh xắn bước ra từ trong trứng và nơi ông nằm là một trong năm hòn đá cẩm thạch vừa được hình thành từ năm mảnh vỏ của quả trứng...”.




Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây. Trong tư duy triết học của Trung Hoa thì ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông vì vậy 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.


Kim Sơn

Ngọn Kim Sơn nằm ở phía đông nam, bên bờ sông Cổ Cò. Đi thuyền trên sông, du khách có thể ngắm bóng núi, bóng chùa in trên mặt nước phẳng lặng. Tại đây xưa có Bến Ngự, nơi thuyền Vua cập bến mỗi khi du hành Ngũ Hành Sơn. Nay bến xưa không còn nhưng cạnh chùa Quan Âm người ta vừa tìm thấy một cột lim neo thuyền ngày xưa.


Ngay dưới chân ngọn Kim Sơn có một hang động dài hơn 50m, rộng gần 10m, cao khoảng 10 - 15m. Lối vào động là những bậc đá tự nhiên, bên trong là những lớp thạch nhũ bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người thật rất thanh tú. Tượng thạch nhũ này còn sinh động hơn nhờ một lớp nhũ đá lấp lánh như dải kim tuyến phủ từ bờ vai đến gót chân tượng. Dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng.


Đặc biệt, phía sau Bồ Tát còn có một hình tượng nhỏ hơn trông như Thiện Tài đồng tử và bên trái là hình chim Khổng Tước, hai cánh xoè rộng toả khắp trần động. Có thể nói đây là bức phù điêu tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã ban cho Kim Sơn. Sau khi phát hiện ra động (1950), hoà thượng Thích Pháp Nhãn đã cho mở rộng lối vào động và xây dựng chùa Quán Thế Âm. Chùa dựa lưng vào ngọn Kim Sơn, ngoảnh mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hàng năm vào mùa lễ hội đầu xuân (19/2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm.

Mộc Sơn

Mộc Sơn nằm  ở phía đông, sát biển, gần hòn Thuỷ Sơn. Phía đông và nam là động cát, phía bắc là ruộng và phía tây là xóm làng. Tuy thuộc hành Mộc nhưng tại đây lại rất ít cây cối. Đỉnh núi đá bị xẻ thành những răng cưa giống như cái mồng gà trống nên có thể vì vậy mà còn có tên núi Mồng Gà.

Trên hòn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng trông tựa người đang ngồi. Người địa phương gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Dưới chóp núi 10m có một kẻ đá rộng chạy ngang phía nam.Trong núi có một động nhỏ, tương truyền ngày xưa có một người đàn bà tên là Trung tu ở đó nên có tên là động Bà Trung. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch.

Thủy Sơn

Thuỷ Sơn nằm trên một dải đất rộng chừng 15ha và là ngọn cao nhất trong Ngũ Hành Sơn. Đỉnh núi có 3 ngọn nằm ở 3 tầng, giống 3 ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm Đại Hùng tinh nên còn có tên là núi Tam Thai.

Ngọn cao nhất ở phía tây bắc gọi là Thượng Thai, ngọn phía nam thấp hơn gọi là Trung Thai và ngọn phía đông thấp nhất gọi là Hạ Thai. Các chùa chiền và hang động tập trung chủ yếu ở Thuỷ Sơn. Ở ngọn Thượng Thai có Vọng Giang Đài, tháp Phổ Đồng, chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm, chùa Tam Thai, Hành Cung, động Hoả Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nham và động Lăng Hư.

Ở ngọn Trung Thai có hai cổng động Thiên Phước Địa, Văn Căn Nguyệt và các động Vân Thông, Thiên Long, hang Vân Nguyệt. Ngọn Hạ Thai có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Ngũ Cốc, Tàng Chân còn phía dưới núi là Giếng Tiên và động Âm Phủ.


Lên thăm chùa chiền và hang động Thuỷ Sơn, du khách có thể đi bằng hai đường: đường tam cấp phía tây nam dẫn lên chùa Tam Thai có 156 bậc hoặc tam cấp phía đông dẫn đến chùa Linh Ứng có 108 bậc. Leo đến khoảng giữa đường tam cấp phía tây, quý khách sẽ gặp cổng ngoài của chùa Tam Thai nhưng hãy khoan vào chùa ngay mà nên rẽ trái, vòng hướng chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm và Phổ Đồng ra thăm Vọng Giang Đài chếch về phía phải chùa Tam Thai.

Ở đây có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu rộng 1m, cao 2m dựng trên một nền đế rộng. Trên mặt bia khắc 3 chữ Hán lớn “Vọng Giang Đài” (Đài ngắm sông) và một dòng chữ nhỏ ghi ngày tháng năm dựng bia “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật” (Năm Minh Mạng thứ 18, tháng 7, ngày tốt). Đứng ở đây có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng đồng ruộng mênh mông của Đà Nẵng, Quảng Nam và các con sông Trường Giang, Cẩm Lệ bao quanh. Lên đến chùa Tam Thai là du khách đã đến với một di tích quốc gia và cũng là di tích Phật giáo.

Theo sử liệu, chùa được xây dựng cách đây ít nhất 300 năm. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây lại chùa Tam Thai và đến năm 1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai theo một con đường đất, du khách sẽ gặp một cổng vôi cổ kính không biết xây từ bao giờ, trên có 3 chữ Hán “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hoả Nghiêm và động Huyền Không. 

Trong động Huyền Không có đường dẫn sâu xuống lòng đất. Lần mò trong bóng tối khoảng 10m trước mặt bỗng bừng lên một khoảng không gian rộng, cao vời vợi, ánh sáng mờ ảo, êm dịu. Động Huyền Không là hang lộ thiên nằm gọn trong lòng núi. Núi hình tròn nên mái động cũng hình vòm, nền bằng phẳng, không có măng đá và nhũ đá, trên vòm có 5 lỗ lớn nhỏ có thể trông thấy bầu trời bên ngoài. Vách động có bọt đá tạo nên những hình thù kỳ thú.

Từ sau chùa Tam Thai, du khách đi về phía đông sẽ gặp cụm hang động Trung Thai. Cụm này có động Thiên Phước Địa, hang Vân Nguyệt và động Vân Thông. Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng tượng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới bò lên được. Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động tạo ánh hào quang rực rỡ. Đứng trên đỉnh động có thể bao quát cả một vùng đồng ruộng, sông biển, xóm làng.

Cụm chùa chiền hang động Hạ Thai gồm có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, động Ngũ Cốc, động Âm Phủ, Giếng Tiên. Vọng Hải Đài là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Ở đây cũng có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu, kích thước như ở Vọng Giang Đài, dựng vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837).

Chùa Linh Ứng ở ngọn Hạ Thai cũng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Động cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Đường hang quay về phía tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất.

Hỏa Sơn

Hoả Sơn gồm 2 ngọn và một đường đá nhô lên nối liền chúng với nhau. Ngọn phía tây gần Kim Sơn là Dương Hoả Sơn, nằm trên bờ sông Cổ Cò. Ngày xưa, khi Đà Nẵng và Hội An còn giao lưu bằng đường thuỷ, ở đây có một ngã ba sông, ghe thuyền qua lại vô cùng tấp nập.

Trên sườn núi phía tây, mặt hướng về phía bắc, đối diện với Kim Sơn có 3 chữ Hán rất to được khắc vào vách đá “Dương Hoả Sơn”. Trong núi Dương Hoả Sơn có các hang và chùa Phổ Sơn Đà. Còn ngọn ở phía đông, gần đường đi Hội An là Âm Hoả Sơn với chóp núi nhô cao, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy ngang tạo thành lát cắt, mỏm núi phía đông có một hang đá thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Cây cối mọc xen dày ở các kẽ đá.

Thổ Sơn

Thổ Sơn là ngọn núi nằm ở phía bắc hòn Kim Sơn và phía tây hòn Thủy Sơn. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên bãi cát. Phía tây Thổ Sơn là đoạn sông Ba Chà. Núi có hai tầng, lô nhô những khối đá trên đỉnh, nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Thân núi có một lớp cỏ mỏng bao phủ để lộ nhiều chỗ màu đất sét đỏ có nhiều gạch cổ thời Chiêm Thành.

Trong núi có một cái hang cửa quay về phía tây nam, ăn sâu vào trong núi có tên là hang Cóc hoặc hang Bồ Đề. Ngách vào hang rất hẹp, chỉ đủ một người lách qua. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương đã coi hang Bồ Đề như là một địa đạo thiên nhiên, một địa điểm chống càn, bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.


Tại sườn phía bắc ngọn Thổ Sơn, về phía Đà Nẵng, có chùa Long Hoa. Chùa mới được xây dựng từ năm 1992, còn đơn sơ nhưng phong cảnh cũng rất hữu tình. Đặc biệt địa hình nơi đây trải dài rất thuận lợi cho việc tôn tạo cảnh quan để góp phần tô điểm thêm cho bức tranh toàn cảnh Non Nước - Ngũ Hành Sơn thêm phong phú.

Trên vách đá bên cạnh ngôi chùa có một khối đá lớn cao chừng 30m có hình dáng gần giống hình tượng Phật Di Lặc. Theo Phật giáo thì Phật Di Lặc là Phật Vị Lai thuyết pháp tại hội Long Hoa nên chùa lấy tên là chùa Long Hoa. Chùa thờ Phật Di Lặc ở trước, phía sau cao hơn là Phật Thích Ca, hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng. Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Huệ Thường.

Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng, không những là biểu tượng văn hoá trong tâm thức của mỗi  người con quê hương Đà Nẵng mà còn là điểm đến hấp dẫn của du lịch Miền Trung - con đường di sản.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạch Y Thần Chú

Hình Ảnh Hồng Danh Của 88 Vị Phật Trong Sám Hối Văn