Bài Thu Hoạch Thực Tế Chủ Đề Lịch Sử 5

5 KINH THÀNH HUẾ:

5.1 Khái quát về kinh thành Huế:
Kinh thành Huế được bắt đầu xây dựng năm 1805 dưới thời vua Gia Long, kéo dài đến năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng, là một không gian rộng lớn và hiện còn rất nhiều công trình kiến trúc ngày xưa còn lưu giữ được. Nói một cách tổng quát, Kinh thành Huế xưa là một tòa thành gần như hình vuông mỗi cạnh khoảng trên dưới 2,5km, riêng mặt trước hơi uốn cong cong theo thế của khúc sông hương chảy qua trước thành.
Bên trong Kinh thành, có một vòng thành nhỏ hơn, gọi là Hoàng thành - một tòa thành có mặt trước và sau dài 622m, hai mặt bên dài 604m - đây là nơi đặt các cơ quan trọng yếu của triều đình.
Bên trong Hoàng thành lại có một tòa thành nữa nhỏ hơn, là Tử cấm thành - mặt trước và sau dài 324m, hai mặt bên dài 290m - đây là nơi ở của hoàng gia.
Người ta còn gọi Hoàng thành (bao gồm cả Tử cấm thành) là Đại Nội
Kinh thành nằm ở tả ngạn sông Hương, hai bên có hai nhánh chi lưu của sông Hương là sông Kim Long (Kẻ Vạn) và sông Bạch Yến (sông Đông Ba).
Dựa theo truyền thống phong thủy phương Đông, người ta bố trí mặt Kinh thành quay về hướng Nam (thực ra là Kinh thành Huế hơi chếch về hướng Đông Nam), chọn núi Ngự Bình cách đó vài km làm Bình phong (Tiền án), lại lấy hai cồn nổi trên sông Hương là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm thế Tả Thanh long - Hữu Bạch hổ chầu hai bên trước mặt kinh thành.
Mặt Kinh thành hướng về Nam, hơi chếch một chút về Đông. Phía trước là sông Hương như một Minh đường, hai bên Đông và Tây là sông Đông Ba và sông Kẻ Vạn, mặt sau người ta cũng đào sông nối hệ thống sông bao quanh Kinh thành như một lớp hào thiên nhiên (còn nhiều vòng hào nữa phía trong). Cồn Hến và Cồn Dã Viên trên sông Hương phía trước mặt Kinh thành Thanh Long - Bạch Hổ chầu.
Kinh thành có tất cả 11 cửa, trong đó có 10 cửa chính và 1 cửa phụ để đi qua Trấn bình đài (đồn Mang Cá), và 2 cửa thủy ở hai đầu Ngự Hà để dòng nước của con sông này hòa vào hệ thống hào, Hộ Thành Hà và sông Hương.
1. Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành). 
2. Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây). 
3. Cửa Chính Tây. 
4. Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành). 
5. Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần nhà để đồ binh khí Võ Khố)
6. Cửa Quảng Đức . 
7. Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông). 
8. Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa). 
9.Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây). 
10. Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)
11. Trấn Bình Môn (cửa nối với thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh thành, còn gọi là thành/đồn Mang Cá).
Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là: Đông Thành Thủy Quan Tây Thành Thủy Quan.


Kinh thành Huế
Sơ đồ Kinh thành Huế



5.2 Một số kiến trúc tiêu biểu trong kinh thành Huế:

NGỌ MÔN


Vẫn một con đường

mà sao xa hút
đom đóm khuya
lạnh ngắt
lối về.

Có bóng ai

phía Tây lầu
gió gợn
kịp ngoái đầu
đêm
hóa thành thơ.

Vẫn một con đường

mà sao cũng lạc,

sương lan

hương nhãn
sững sờ.



(bài thơ Ngọ Môn, Đinh Tấn Phước)

Ngọ Môn là hình ảnh gắn liền với đất cố đô Huế, mặc nhiên là như vậy. Đó là một kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện. Cùng với cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ,  Ngọ Môn là hình ảnh tiêu biểu nhất của thành phố Huế, của quần thể di tích cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới

 
Ngọ Môn nhìn từ trong Hoàng Thành

Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế. Hiện nay là một trong những di tích kiến trúc thời Nguyễn trong quần thể di tích cố đô Huế. Ngọ Môn, có nghĩa đen là Cổng giữa trưa hay Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế.

Trước kia tại vị trí này là Nam Khuyết Đài, xây dựng đầu thời Gia Long. Trên đài này có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn  Hữu Đoan Môn. Đến năm Minh Mạng 14 (1833) khi triều Nguyễn tổ chức qui hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành, Nam Khuyết Đài bị giải thể hoàn toàn để lấy chỗ xây dựng Ngọ Môn. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ. Hướng này, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng Nam. Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn - tốn (tây bắc - đông nam) nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ (hướng nam). Theo Dịch học hướng nam là hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị”, tạm dịch: hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt.

Về mặt kiến trúc, Ngọ Môn có hai phần chính là: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng.
*                   Phần đài- cổng: Có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m, cạnh bên dài 27,06m. Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Đài cao gần 5m, diện tích chiếm đất hơn 1560m2 (kể cả phần trong lòng chữ U). Thân đài trổ 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.
*                   Lầu Ngũ Phụng: là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng. Ngoài phần thân đài, lầu còn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15m cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẳn 100 cây cột. Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói lưu ly màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói lưu ly màu xanh.

Ngọ Môn nhìn từ trên nên đài tại vị trí Hữu Dực Lâu

Ngọ Môn là biểu tượng của kỹ thuật và trình độ xây dựng thời bấy giờ. Với khả năng sử dụng và phối hợp nhuần nhuyễn các loại vật liệu bản địa; những người thợ, những nghệ nhân đã làm nên một công trình bền vững hàng thế kỷ. Ngọ Môn cũng là biểu tượng của nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc đậm tính bản địa và bản sắc dân tộc; tiêu biểu cho kiến trúc triều Nguyễn ở Huế nói riêng và kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung. Đó là một kiệt tác, một đỉnh cao của kiến trúc Cung đình Huế; từng là biểu tượng của một kinh thành vàng son và vương triều phong kiến. Nhưng vượt lên cả yếu tố chính trị và thời cuộc, Ngọ Môn trở thành biểu tượng của Huế, mãi là hình ảnh đẹp không phai của miền cố đô thơ mộng.
Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)... Cũng tại nơi đây, ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại Ngọ Môn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các trang web tham khảo:

VẠC ĐỒNG


Vạc Đồng nặng 1552 kg đúc năm 1662 đặt trước điện Cần Chánh

Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng là những tác phẩm nghệ thuật thật sự, thể hiện trình độ kỹ thuật đúc và mỹ thuật tuyệt vời. Trong số đó, 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 4 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng.

Vạc đồng được dùng để suy tôn những thành tích, biểu thị quyền uy và cầu mong cho sự trường tồn của vương triều.

ĐIỆN THÁI HOÀ


Điện Thái Hoà trong Đại Nội

Điện Thái Hòa là trung tâm kiến trúc của Hoàng cung. Nó là ngôi đình cho tới nay còn lưu lại nết vàng son lộng lẫy và mang trên mình nó những văn hóa truyền thống nghệ thuật sâu đậm. Điện được lợp mái ngói hoàng lưu ly. Nếu Ngọ Môn có 100 cột gỗ lim thì Điện Thái Hòa có 96 cột. 

So sánh với mấy chục tòa cung điện khác trong phạm vi hoàng cung triều Nguyễn, Điện Thái Hòa là kiến trúc quan trọng nhất, xét nhiều về mặt chức năng, vị trí, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật… 

Vào đầu thế kỉ XIX, khi quy hoạch mặt bằng hệ thống kiến trúc cung đình kinh thành Huế, các nhà kiến trúc đương thời đã định vị cho Điện Thái Hòa ở vào trung tâm điểm của nó chỉ vì những lý do đơn giản nhưng rất hệ trọng: đó là nơi đặt ngai vàng. Dưới chế độ dân chủ, ngai vàng là một biểu tượng thiêng liêng đồng thời là một khái niệm cao nhất trong thiên hạ. 

Ngôi điện nằm ngay trục chính của hệ thống hoàng cung ấy được đặt tên là Thái Hòa. Cái tên “Thái Hòa” có nghĩa là cần phải giữ sự hòa hợp giữa âm - dương, cương-nhu thì mới hữu ích cho vạn vật. Ở một câu trong quẻ càn, Chu Hy đã chú thích rằng “Quân đạo cương nhu, thiên hạ vô bất tri hỷ” nghĩa là “đạo làm vua cứng mà biết mềm,
thì mọi việc trong thiên hạ đều bình trị được cả”. 

Điện được khởi công xây dựng vào 21/21805, hoàn thành 10/1805. Lúc đó điện cách vị trí hiện nay (gần Đại Trung Môn). Năm 1806, vua Gia Long chính thức đăng quang tại đây. 

Năm 1834, vua Minh Mạng cho xây lại điện ở vị trí ngày nay, trên nền cao 2m, điện dài 44m, sâu hơn 30m. Về sau điện được tu bổ nhiều lần đặc biệt vào các năm 1990-1991. Vì đặc điểm thời tiết ở Huế là mưa bão nhiều nên kiến trúc cũng phải được thiết kế xây dựng phù hợp. Từ lúc họ làm nền cao để chống lũ lụt nhưng không thể làm mái cao để tránh bị bão thổi tốc mái. Kiến trúc tiêu biểu ở Huế là trùng thiền điệp ốc hoặc “chồng diêm” tức hai mái nằm trên một nền. Bên ngoài là tiền doanh, tiếp vào trong là chính doanh, tiền và chính doanh nối tiếp nhau bằng trần này gọi là vỏ cua. Trần thừa lưu tức là nối hai gian nhà trước với nhau nhưng phía trên có chức năng là máng xối, nối mái sau của tòa nhà trước với mái trước của tòa nhà sau. 

Điện này xây theo kiểu nhà kép như trên đã giải thích. Hệ thống nền nhà làm bằng gỗ lim. Các hàng cột 96 cái đều vẽ rồng sơn son thiếp vàng. Giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt. Ở đầu và nóc mái đắp hồi long. Bộ mái hoàng lưu ly chia làm 3 tầng (trùng thiềm) để tránh sự nặng nề của một tòa nhà quá lớn, đồng thời tôn cao ngôi điện, tạo ảo giác chiều cao. Đó là chưa kể bề cao của các bờ nóc, các hình rồng, bầu rượu, mặt trời đắp nổi lên đó. Tất cả đều muốn bay bổng, vươn lên nền trời. 

Sách Đại Nam Thực Lục cho biết rằng ngay sau khi làm lễ lên ngôi chính thức vào năm 1806, vua Gia Long đã “định triều nghi mỗi tháng lấy ngày mồng 1 và ngày rằm đặt đại triều ở Điện Thái Hòa, quan từ lục phẩm trở lên mặc áo mũ đai triều vào lạy chầu”.

Vào các thời vua cuối nhà Nguyễn, trong những buổi lễ đại triều được tổ chức ở ngôi điện này và sân chầu trước mặt nó người ta thấy có đủ các quan từ quan nhất phẩm đến cửu phẩm tham dự. Đây cũng là nơi triều đình nhà Nguyễn cử hành các cuộc đại lễ thường kì và bất thường kì khác như lễ đăng quang, lễ Vạn thọ, lễ Đại khánh tiết, lễ Hưng quốc Khánh niệm… Trong những buổi lễ ấy, vua ngự trên ngai vàng. Ngai vàng được đặt trên bậc tam cấp tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhân. Chỉ có các hoàng thân mới được “thượng điện” để đứng đầu hai bên ngự tọa, còn tất cả các quan bách tính đều xếp hàng ngoài sân đại triều theo thứ tự từ phẩm trật và theo nguyên tắc tả văn hữu võ.

Phía trên ngai có treo bửu tán làm bằng pháp lam ngũ sắc, trang trí ngũ long, chung quanh còn trang trí bằng các điểm bằng gỗ chạm 9 con rồng thếp vàng chói lọi. Trên lồng gỗ mỗi căn đều có treo lồng đèn trang trí thơ văn theo lối “nhất thi nhất họa”. Hệ thống rường cột liên kết chặt chẽ, vững vàng trước gió bão. 

Bên trong chúng ta còn thấy cặp rùa trên lưng cõng cặp hạc do tổng trấn Nam Định đúc tặng vua Khải Định nhân sinh nhật lần 40 của vua. Tiếp đó là hai con lân biểu hiện lòng trung thành của các quan đối với vua. Quả cầu giữa có hình rồng và lân biểu hiện cho uy quyền. Đồ sứ trưng bày ở đây là đồ sứ Giang Tây ở Trung Quốc làm theo đơn đặt hàng của vua Nguyễn. Đây là bằng của UNESCO công nhận quần thể di tích Huế là di sản văn hóa thế giới. Ở đây còn có nhiều bài thơ nói lên cảnh thái bình thịnh trị của đất nước dưới thời triều đại Nguyễn. 

Về trang trí cũng như kiến trúc đều đáng lưu ý là con số 5 và số 9. Từ Đại Cung Môn đi ra Điện Thái Hòa vua phải bước lên hệ thống thềm nền dưới là 9 cấp, nền trên là 5 cấp. Số bậc cấp lên Đệ I và Đệ II Bái đình cộng lại là 9, hệ thống bậc thềm nền điện là 5 cấp. Từ sân Đại Triều Nghi nhìn vào hay ở Tử Cấm Thành nhìn ra ta có thể thấy mỗi mái điện đều đắp 9 con rồng trong các vị thế khác nhau.

Trang web tham khảo:




THÁI MIẾU
      
Thái Tổ Miếu (tức Thái Miếu) nằm trong khu vực thờ cúng ở Đại Nội trong kinh thành Huế, là miếu thờ các vị chúa Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Miếu thờ từ chúa Nguyễn Hoàng đến chúa Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long thứ 3 (1804) ở góc Đông Nam trong Hoàng thành, đối xứng với Thế Tổ Miếu ở phía Tây Nam.
Qui mô và bố trí kiến trúc của Thái Miếu gần tương tự như Thế Tổ Miếu.
Tòa điện chính kiến trúc theo lối nhà kép trùng thiềm điệp ốc, chính đường 13 gian 2 chái kép, tiền đường 15 gian 2 chái đơn. Phía đông điện chính là điện Long Đức, phía nam có điệnChiêu Kính. Đối diện với điện Chiêu Kính ở phía tây là điện Mục Tư, phía bắc điện này có tòa nhà vuông.
Trước sân Thái Miếu có gác Tuy Thành (tên cũ là gác Mục Thanh), 3 tầng, hình thức tương tự như gác Hiển Lâm  Thế Miếu. Hai bên gác Tuy Thành có tường ngắn, trên có lầu chuông, lầu trống, dưới trổ cửa vòm. Phía nam của gác Tuy Thành, 2 bên có nhà Tả Vu, Hữu Vu. Toàn bộ khu vực Thái Miếu có tường gạch bao bọc, trổ 5 cửa ra các phía. Các án thờ của chúa Nguyễn đều đặt trong tòa điện chính, bài vị phối thờ các công thần đặt ở Tả Vu và Hữu Vu. Lễ tế tổ chức 1 năm 5 lần vào các tháng manh xuân, manh hạ, mạnh thu, mạnh đông và quý đông.
Trong kháng chiến chống Pháp đầu năm 1947, khu vực Thái Miếu gần như bị thiêu hủy hoàn toàn. Năm 1971-1972, hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc đã quyên góp và dựng lại 1 tòa nhà 5 gian trên nền cũ ngôi điện chính để làm nơi thờ tự các chúa Nguyễn.



THẾ MIẾU
Thế Tổ Miếu triều Nguyễn

       Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.

Nguyên ở nơi này trước kia là miếu thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long gọi là tòa Hoàng Khảo Miếu. Đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Hoàng Khảo Miếu được dời lùi về phía bắc khoảng 50 m để dành vị trí xây tòa Thế Tổ Miếu thờ vua Gia Long  Hoàng hậu. Miếu được xây dựng trong 2 năm (1821-1822), ban đầu chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vì thế mới có tên gọi Thế Tổ Miếu) nhưng về sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn.

Khuôn viên của Thế Tổ Miếu có hình chữ nhật, diện tích khoảng trên 2ha, chiếm đến 1/18 diện tích toàn bộ các khu vực bên trong Hoàng thành  Tử Cấm thành. Tòa Thế Tổ Miếu là một công trình kiến trúc gỗ rất lớn được xây theo lối "trùng thiềm điệp ốc" đặt trên nền cao gần 1 m. Bình diện mặt nền hình chữ nhật (54,60 m × 27,70 m), diện tích 1500 m². Nhà chính có 9 gian và 2 chái kép, nhà trước có 11 gian và 2 chái đơn, nối liền nhau bằng vì vỏ cua chạm trổ rất tinh tế. Mái được lợp ngói hoàng lưu ly với đỉnh nóc gắn liền thái cực bằng pháp lam rực rỡ. Bên trong khuôn viên ngoài tòa Thế Tổ Miếu là công trình chính còn có thêm các công trình khác như Thổ Công Từ, Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các, Canh Y điện, Tả Vu, Hữu Vu.
Nền Thế Miếu cao, ngày xưa lát gạch men Bát Tràng màu vàng và lục. Qua các lần tu sửa trước năm 1975, nền tiền doanh được lát lại bằng gạch hoa tráng men vàng, nền chính doanh tráng xi măng. Các cột kèo, đòn tay, liên ba, đố bản đều sơn thếp nhưng màu sắc nay đã phai úa đi nhiều... Chỉ có các khám thờ và án thờ còn giữ được màu sơn son thếp vàng. Trước mỗi khám thờ đều treo một bức sáo để che. 
Bên trong miếu, ngoài án thờ vua Gia Long và 2 Hoàng hậu đặt ở gian giữa, các án thờ của các vị vua còn lại đều theo nguyên tắc "tả chiêu, hữu mục" để sắp đặt. Tuy nhiên, theo gia pháp của họ Nguyễn, các vị vua bị coi là "xuất đế" và "phế đế" đều không được thờ trong tòa miếu này, do đó, trước năm 1958, bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ của các vị vua dưới đây:
1.    Án thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vua Gia Long) và 2 Hoàng hậu Thừa ThiênThuận Thiên ở gian chính giữa.
2.    Án thờ Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (vua Minh Mạng) và Hoàng hậu ở gian tả nhất (gian thứ nhất bên trái, tính từ gian giữa).
3.    Án thờ Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (vua Thiệu Trị) và Hoàng hậu ở gian hữu nhất (gian thứ nhất bên phải, tính từ gian giữa).
4.    Án thờ Dực Tông Anh Hoàng Đế (vua Tự Đức) và Hoàng hậu ở gian tả nhị (gian thứ hai bên trái).
5.    Án thờ Giản Tông Nghị Hoàng Đế (vua Kiến Phúc) ở gian hữu nhị (gian thứ hai bên phải).
6.    Án thờ Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế (vua Đồng Khánh) và Hoàng hậu ở gian tả tam (gian thứ ba bên trái).
7.    Án thờ Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế (vua Khải Định) và Hoàng hậu ở gian hữu tam (gian thứ ba bên phải).
Đến tháng 10 năm 1958, án thờ 3 vị vua chống Pháp vốn bị liệt vào hàng xuất đế không được thờ trong Thế Tổ Miếu là Hàm NghiThành Thái và Duy Tân đã được hội đồng Nguyễn Phúc Tộc rước vào thờ ở Thế Tổ Miếu. Hiện nay án thờ vua Hàm Nghi được đặt ở gian tả tứ (gian thứ tư bên trái). Án thờ vua Thành Thái đặt ở gian tả ngũ (gian thứ năm bên trái), còn án thờ vua Duy Tân đặt ở gian hữu tứ (gian thứ tư bên phải). Còn các án thờ vua Dục ĐứcHiệp Hòa và Bảo Đại đến nay vẫn chưa có mặt trong Thế Tổ Miếu.
Sân Thế Miếu rộng, lát gạch Bát Tràng, riêng thần đạo chạy chính giữa lát đá thanh. Gần thềm miếu có hàng chậu lớn 14 cái. Trong sân đặt hai hàng đế bằng đá thanh dùng để cắm tàng mỗi khi tế lễ. Hai góc sân phía trước có 2 con kỳ lân bằng đồng đứng trong thiết đình. Xung quanh sân và hai bên đều xây bồn gạch để trồng các loại hoa, cây cảnh quí trong đó có một cây tùng hình dáng cổ kính, tương truyền được vua Minh Mạng trồng khi vừa xây xong Thế Miếu vào năm 1822. Cây có dáng dấp uốn éo mềm mại rất đẹp, quen gọi là “cây tùng Thế Miếu”. Phía trước Thế Miếu và sân lễ còn có nhiều công trình nghệ thuật khác: 9 cái đỉnh lớn (cửu đỉnh), Hiển Lâm Các, hai cửa tam quan phụ hai bên Hiển Lâm Các, Tuấn Liệt môn và Sùng Công môn, hai nhà thờ Tả Tùng tự và Hữu Tùng tự thờ các công thần quan trọng nhất của triều Nguyễn và cuối cùng là cửa Tam quan chính đi vào khu vực Thế Miếu. Cửa Tam quan này cũng là một công trình kiến trúc đáng chú ý. Nó là một kiểu cửa đẹp thường gặp ở lối vào các khu vực khác nhau trong Hoàng Thành.

Các trang web tham khảo:



HIỂN LÂM CÁC

Hiển Lâm Các

Hiển Lâm Các là một công trình kiến trúc nằm trong quần thể di tích cố đô Huế được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng. Hiển Lâm Các nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.

Hiển Lâm Các được kiến trúc bằng gỗ cao tầng, xây dựng trên khối nền cao hình chữ nhật, lát gạch Bát Tràng, xây bó bằng gạch vồ, vôi vữa và đắp nổi mảnh sành để trang trí. Từ dưới bước lên mặt nền bằng hai hệ thống bậc cấp đá Thanh, ở trước và sau mỗi hệ thống có 9 cấp bậc. Hai bên thành bậc cấp đắp hình rồng ở giữa là giới hạn lối đi dành riêng cho vua.

Hiển Lâm Các là một công trình kiến trúc độc đáo cao ba tầng bằng gỗ duy nhất, trông rất kỳ vĩ trang nghiêm. Trên nền các tầng thu nhỏ dần, tạo thành cấu trúc khối đơn giản, đẹp và duyên dáng như không kém phần tôn nghiêm. Chức năng chính được xem như đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vua nhà Nguyễn.

Kết cấu của kiến trúc Hiển Lâm Các khá vững chãi một phần nhờ vào sức chống đỡ của 24 cột. Độc đáo của Hiển Lâm Các nhất chính là công trình này được làm hoàn toàn bằng gỗ và có tất cả 12 mái, 4 cột chính chạy suốt chiếu cao của Hiển Lâm Các 13 m Diện tích mặt bằng Hiển Lâm Các là 300 m².

Trang trí nội thất và ngoại thất rất tinh tế với khung cảnh những cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm làm cho Hiển Lâm Các đẹp hài hoà với không gian thiên nhiên. Hiển Lâm Các có giá trị về kỹ thuật lẫn thẩm mỹ tạo hình.





CỬU ĐỈNH


Hình ảnh một số đỉnh thuộc Cửu Đỉnh


Khi nhắc đến Hiển Lâm Các và Thế Tổ Miếu, người ta thường nói về một giá trị nghệ thuật khác, đó là Cửu Đỉnh. Cụm từ Hiển Lâm Các, Thế Miếu  Cửu Đỉnh là 3 cụm từ mà mọi người luôn nhắc liền nhau để cho thấy sự liên kết về mặt kiến trúc cũng như về công dụng, chức năng của các công trình này và là một tổng thể không thể tách rời, chính sự phối hợp với bố cục xung quanh cùng cảnh quan khiến cho giá trị của cụm di tích này rất quan trọng.

Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế của triều Nguyễn. Chúng được dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền

Cửu đỉnh được vua Minh Mạng sai đúc ở Kinh đô Phú Xuân vào tháng 10 âm lịch năm Minh Mạng thứ 16 1835, hoàn thành vào tháng giêng âm lịch năm Minh Mạng thứ 18 (1837), trong khoảng thời gian hơn 1 năm. Để đúc Cửu đỉnh, người ta đã phải dùng đến hơn 2 tấn đồng do phường đúc ở Huế và nhiều nghệ nhân trong cả nước cùng thực hiện. Ngày quý mão tháng giêng âm lịch năm Minh Mạng thứ 18 (1837), nhà vua cho làm lễ đặt Cửu đỉnh ở Thế miếu.
  
Nguyễn Thánh Tổ đúc Cửu đỉnh lại đặt tên riêng cho từng cái, là có ý dùng để làm thuỵ hiệu của các vua nhà Nguyễn.
Cao Đỉnh: tương ứng với Thế Tổ Cao Hoàng Đế, vua đầu tiên của triều Nguyễn, niên hiệu là Gia Long.
Nhân Đỉnh: tương ứng với Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, vua thứ hai của triều Nguyễn, niên hiệu Minh Mạng
Chương Đỉnh: tương ứng với Hiến Tổ Chương Hoàng đế, vua thứ ba của triều Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị
Anh Đỉnh: tương ứng với Dực Tông Anh Hoàng đế, vua thứ tư của triều Nguyễn, niên hiệu Tự Đức
Nghị Đỉnh: tương ứng với Giản Tông Nghị Hoàng đế, vua thứ bảy của triều Nguyễn, niên hiệu Kiến Phúc
Thuần Đỉnh: tương ứng với Cảnh Tông Thuần Hoàng đế, vua thứ chín của triều Nguyễn, niên hiệu Đồng Khánh
Tuyên Đỉnh: tương ứng với Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế,vua thứ mười hai của triều Nguyễn, niên hiệu Khải Định
Dụ Đỉnh
Huyền Đỉnh
Hai đỉnh Dụ và Huyền chưa được tương ứng với vị vua nào thì triều Nguyễn đã chấm dứt. Mặc dù còn 6 vị vua khác là Dục ĐứcHiệp HòaHàm NghiThành TháiDuy TânBảo Đại nhưng không được tương ứng với các đỉnh do không được đặt miếu hiệu và thuỵ hiệu.

Cửu Đỉnh được đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng Thành tại thành phố Huế. Chính giữa Hiển Lâm Các là Cao đỉnh, bên tả thứ nhất là Nhân đỉnh, bên hữu thứ nhất là Chương đỉnh, bên tả thứ hai là Anh đỉnh, bên hữu thứ hai là Nghị đỉnh, bên tả thứ ba là Thuần đỉnh, bên hữu thứ ba là Tuyên đỉnh, bên tả thứ tư là Dụ đỉnh, bên hữu thứ tư là Huyền đỉnh. Mỗi đỉnh lại có khối lượng và kích thước khác nhau. Cao đỉnh cao nhất so với các đỉnh còn lại nhưng cũng có đường kính ngắn nhất. Anh đỉnh là đỉnh nặng nhất, sau đó đến Cao đỉnh, Nghị đỉnh và cuối cùng là Huyền đỉnh.

Cửu đỉnh là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 153 mảng hình trên Cửu đỉnh là 153 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng nước ta, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học hồi đầu thế kỷ XIX. Cửu đình còn được coi là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ XIX.

Cửu Đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm, có giá trị nhiều mặt của văn hóa Huế nói riêng, cả nước nói chung.

  
PHU VĂN LÂU


 
 Hình ảnh Phu Văn Lâu

Một câu thơ của cụ Ưng Bình Thúc Dạ, từ lâu đã thấm sâu vào tâm tư người dân xứ Huế:
Chiều chiều, trước bến Vân Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
Trên trục chính của Hoàng thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc rất duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu.
Vào đầu thời Gia Long (1802-1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819, Bảng đình được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với 16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.
Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Để tỏ lòng tôn trọng nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu, trước đây có hai tấm bia “Khuynh cái hạ mã” ở hai bên công trình, quy định ai đi qua đây cũng đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa.
Gần bên phải Phu Văn Lâu còn có tấm bia trên khắc bài thơ “Hương giang hiểu phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương, một trong hai mươi thắng cảnh đất thần kinh mà vua Thiệu Trị đã ca ngợi. Phu Văn Lâu đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn. Để tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích độc đáo này, công trình đã được lập hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử-văn hoá cấp quốc gia.
Theo xaydungqh.blogspot.com
KỲ ĐÀI
Ngọ Môn năm cửa, chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
Kỳ đài được xây vào năm 1807 dưới thời Gia Long ở chính Nam pháo đài trước mặt hoàng thành. Đến thời Minh mạng vào các năm 1829, 1831, 1840 kỳ đài được tu sửa nhiều lần. Kỳ đài gồm 2 phần là đài cờ và cột cờ.

Đài cờ: gồm 3 tầng đài hình chóp cụt chồng lên nhau cao hơn 17m, mỗi tầng đều có lang can cao 1m, được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng, tầng thứ nhất cao 5,5m, tầng 2 cao gần 6m, tầng 3 cao hơn 6m. các tầng thông nhau bằng một cửa vòm, từ tầng 1 lên tầng 2 cửa vòm rộng 4m, từ tầng 2 lên tầng 3 cửa vòm rộng 2m. Cả 3 tầng nền đều được lát gạch vồ và có một hệ thống thoát nước rất tinh tế. Ngày xưa trên đài còn có 2 chồi canh và 8 khẩu đại bác.
Hình ảnh Kỳ Đài
Cột cờ: nguyên xưa cột cờ đuợc làm bằng gỗ cao khoảng 30m, đến năm Thiệu Trị thứ 6 được làm lại cũng bằng gỗ cao khoảng 32m, đến năm 1904 trong cơn bão Thìn cột cờ bị gãy và thay bằng một cột khác bằng gang. Rồi năm 1947 cột cờ lại bị pháo bắn gãy thêm một lần nữa và năm 1948 một cây cột bằng bê tông cốt sắt được dựng lên cao khoảng 37m và tồn tại đến ngày nay. Cột cờ được chi làm 2 phần và giữa có một cái vọng đẩu dung để đặt kính viễn vọng giúp quân lính có thể quan sát ra đến cửa biển Thuận An
Trong thời nhà Nguyễn, kỳ đài là nơi treo cờ báo hiệu cho những cuộc lễ khác nhau như lễ đăng quang, vạn thọ, tiếp sứ… Rồi đến ngày 23–8–1945 khi Bảo Đại đọc bản thoái vị ở Ngọ Môn thì lá cờ quẻ ly của nhà Nguyễn được kéo xuống và lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Chiến tranh lại nổ ra, một lần nữa cột cờ lại thay màu cờ, mãi đến 31-1-1968 là cờ của mặt trận giải phóng dân tộc lại được kéo lên trong 26 ngày và rồi cũng bị hạ xuống, mãi cho đến ngày 26-3-1975 khi Huế được giải phóng thì lá cờ của mặt trận giải phóng dân tộc mới yên vị trên kỳ đài.
Trải qua biết bao cơn binh lửa, kỳ đài bước ra khỏi chiến tranh với nhiều thương tích mang trên mình, rồi một đợt phát động trùng tu lại kỳ đài bắt đầu, kỳ đài dần lấy lại được nét xưa, hệ thống lang can được phục hồi, hệ thống thoát nước cũng vậy. Tuy nhiên 2 gác canh và 8 khẩu thần công thì không còn nữa.

Từng là biểu tượng chính thể của một quốc gia, kỳ đài tồn tại giữa bom đạn của chiến tranh, giữa ta và địch, giữa quá khứ và hiện tại, cho đến ngày nay kỳ đài vẫn uy nghi sừng sững phía trước hoàng thành, trước hoàng cung xưa như một dấu ấn thời gian và như biểu tượng cho nước Việt thống nhất trong hiện tại cũng như tương lai.


SÔNG HƯƠNG



Một nhánh sông Hương
Sông Hương dường như đã gắn liền với tâm hồn của mỗi người dân xứ Huế . Sông Hương còn là nguồn cảm hứng của biết bao nhà thơ, nhà văn, các tao nhân mặc khách khi thả hồn nơi dòng thơ mộng này. Một bài hát được vang lên mang theo hình ảnh hiền hoà dòng sông Hương:
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về
(Bài hát Ai Ra Xứ Huế, nhạc sĩ Duy Khánh)

Sông Hương hay Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.
Sông Hương chảy qua kinh thành Huế , phát nguồn từ Trường Sơn, gồm có hai nguồn từ phía Nam huyện Hương Trà. Nguồn Tả Trạch chảy từ Ba Khê quanh về hướng Tây Bắc rồi lại chuyển dòng qua hướng Đông . Nước chảy mạnh qua nhiều dòng thác về đến ngã ba sông của bến Tuần . Nguồn hữu trạch cũng chảy về hướng Đông  rồi Đông Nam đến ngã ba Tuần. Ở đây, hai nguồn tả, hữu trạch nhập lại thành sông Hương chảy về hướng đông, qua đồi Vọng Cảnh và núi Ngọc Trãn rồi chảy vòng quanh qua kinh thành, từ Cồn Giả Viên đến Cồn Hến . Tại đây sông Hương chia làm hai nhánh. Một nhánh  xuôi về Vỹ Dạ. Một về Gia Hội. Sông lại xuôi dòng ngang qua Bao Vinh  rồi thẳng ra biển đông bằng phá Tam Giang và cửa Thuận An.
Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.

Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ DinhNam Phổ, Bao Vinh. Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.
Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiềntháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông thậm chí còn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dòng Sông Hương.

 
Sông Hương nhìn từ chùa Linh Mụ

Từ chùa Linh Mụ nhìn ra dòng Hương, quang cảnh thanh thoát bao la mà khúc hát trữ tình trên sông thường vang vọng và biến cảm xúc của tác giả Ưng Bình như một rung động chung lòng người xứ Huế :
Ướt áo xanh lụy tình Tư Mã,
Khách Thiên Nhai vẫn lạ mà quen ,
Nước non ai kẻ bạn hiền,
Biết ai tâm sự giữa miền sông Hương ?
 Ngày xưa các bậc đế vương có thú thưởng ngoạn trên sông Hương bằng những du thuyền lộng lẫy xa hoa, cách biệt vô cùng với cuộc sống lam lũ của người dân, gọi là thuyền rồng 



CẦU TRƯỜNG TIỀN

Cầu Trường Tiền

Khi nhắc đến các công trình chứa đựng những cái gì rất Huế, chắc hẳn không thể không kể đến cầu Trường Tiền (Tràng Tiền). Không chỉ là cây cầu để lưu thông, cầu Trường Tiền dường như còn là cả một trái tim của đất thành kinh. Cầu Tràng Tiền thật lung linh, thơ mộng trong tà áo dài tím với chiếc nón bài thơ của người con gái Huế, thật nên thơ bên nhành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Cầu đã đi vào dân ca Huế như một lẽ tự nhiên: 
                                                         
Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp,
Em qua không kịp tội lắm anh ơi,
Mấy lâu mang tiếng chịu lời ,
Có xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mà ra.

Cầu Trường Tiền hay còn được gọi là Cầu Tràng Tiền là chiếc cầu có sáu vài mười hai nhịp trắng bạc lấp lánh nắng sáng mưa (tổng chiều dài cầu khoảng 402,6m), được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, mỗi nhịp có hình bán nguyệt, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế thuộc Việt Nam.

Tràng Tiền hoàn tất năm 1900 sau hai năm xây cất do hãng thầu Eiffel. Có lẽ tên cầu được đặt do chiếc cầu nằm gần một công trường đúc tiền, gọi tắt là Trường Tiền của nhà Nguyễn  phố Trường Tiền do vua Thành Thái lập năm 1899.

Năm 1904, trận bão năm Giáp Thìn đã làm gãy bốn vài. Năm 1906 , cầu được trùng tu.  Năm 1938,  đúc lại bằng xi măng , được nới rộng hai bên làm chỗ cho người đi bộ.

Xảy ra bao thăng trầm của lịch sử, cầu cũng gắn liền số phận của mình với kinh thành và người dân xứ Huế. Trong chiến tranh, cầu đã nhiều lần bị hư tổn khiến không biết người phải xót xa vừa thương tiếc một hình ảnh chiếc cầu, vừa chạnh lòng với cảnh nước non chìm ngập trong khói lửa, chia ly. Năm 1946, trong chiến tranh Pháp - Việt, cầu bị đặt mìn giật sập, có câu:

Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
Kể tự đời Thành Thái đến nay.
Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?

Để ngăn quân Pháp tiến qua thành phố Huế , cầu bị phá sập vào năm 1946. Vào năm 1968 lại bị phá sập một lần nữa .

Mặc dù trải nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cái tên cầu Trường Tiền vẫn được người dân quen gọi và đã đi vào nhiều thơ ca, nhạc hoạ... Hiện nay, cầu đã được gắn hệ thống đèn đổi màu, trông lung linh huyền ảo khi màn đêm buông xuống.

Cây cầu là cảm hứng của biết bao nhà thơ ca sáng tác về Huế. Biết bao nhiêu giấy mực đã từng ca ngợi về vẻ đẹp nên thơ và mơ mộng này. Học sinh Huế tấp nập áo trắng qua cầu mỗi ngày là hình ảnh làm nên nét đặc thù của Huế.  Cây cầu đã ba lần gẫy, sau nhiều sửa đổi không còn giữ nguyên nét nguyên thủy. Tuy nhiên trong lòng người Huế, Tràng Tiền vẫn chiếm một vị trí đặc biệt.

Các trang web tham khảo:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạch Y Thần Chú

Hình Ảnh Hồng Danh Của 88 Vị Phật Trong Sám Hối Văn