Bài Thu Hoạch Thực Tế Chủ Đề Lịch Sử 3

3 THẾ THỨ CÁC ĐỜI CHÚA NGUYỄN:
­   Bảng thống kê các đời Chúa Nguyễn:

STT
Chúa
Thời gian trị vì
Miếu hiệu
Thuỵ hiệu
1
Chúa Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên)
(1558-1613)
Triệu Cơ Tùy Thống Khâm Minh Cung Úy Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế
2
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi, Chúa Bụt)
(1613-1635)
 Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn hoàng đế

3
Chúa Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng)
(1635-1648)
Thừa Cơ Toàn Thống Quân Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu hoàng đế

4
Chúa Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền)
(1648-1687)

 Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế
5
Chúa Nguyễn Phúc Trăn/ Nguyễn Phúc Thái
(Chúa Nghĩa)
(1687-1691)
Thiệu Hư Toản Nghiệp Khoan Hồng Bác Hậu Ôn Huệ Từ Tường Hiếu Nghĩa hoàng đế
6
Chúa Nguyễn Phúc Chu (Minh Vương/
Quốc Chúa)
(1691-1725)
Anh Mô Hùng Lược Thánh Minh Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh hoàng đế
7
Chúa Nguyễn Phúc Chú/ Nguyễn Phúc Thụ
(Ninh Vương)
(1725-1739)
Túc Tông
Hiếu Ninh hoàng đế
8
Chúa Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương)
(1739-1765)
Thế Tông
Trí Hiếu Vũ hoàng đế
9
Chúa Nguyễn Phúc Thuần (Định Vương)
(1765-1777)
Duệ Tông
Thông Minh Khoan Hậu Anh Mẫn Huệ Hòa Hiếu Định hoàng đế




­   Sơ lược về 9 vị Chúa Nguyễn:

Trịnh Nguyễn phân tranh: Mặt khác, từ năm 1558 ông Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp, đánh chiếm thêm đất của Chiêm Thành, xưng là chúa Nguyễn ở phương Nam. Chúa Nguyễn cho dân nghèo vào khai khẩn các vùng đất mới miền Nam. Từ đó nước Nam chia làm hai, lấy sông Gianh làm ranh giới.


1)               Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558
Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa khi nhà Hậu Lê chạy loạn về đây. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của anh hùng dân tộc Nguyễn Bặc.
Dưới triều nhà Hậu Lê, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1545, do lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà Hậu Lê sát hại và nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.
Lúc đầu ông vừa lo xây dựng củng cố Thuận Hoá để dung thân, vừa lo chống quân nhà Mạc đang đánh phá khắp nơi, nhưng vẫn một lòng giữ nghĩa khí phò Lê. Năm 1593, ông đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại do lo sợ sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của ông. Năm 1599, nhân có vụ quân binh chống họ Trịnh, ông mới có cớ đưa quân sĩ trở về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.
Năm 1600 ông dời dinh sang phía đông Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm 1601, cho xây chùa Thiên Mụ.
Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên.
Năm 1613, ông qua đời, hưởng thọ 86 tuổi, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế vị.
Lăng mộ của ông hiện nay vẫn còn, gọi là Trường Cơ, đặt ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sau này, Gia Long hoàng đế nhà Nguyễn truy phong cho Nguyễn Hoàng miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Triệu Cơ Tùy Thống Khâm Minh Cung Úy Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế.
è  Trong suốt 55 năm cai trị Thuận-Quảng, ông vừa là một vị tướng mưu lược, vừa là một vị chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, cho nên dân chúng Thuận Quảng cảm mến, gọi ông là Chúa Tiên.
è  Ông là người biết nhẫn nhịn để chờ thời cơ, không manh động gây hấn với địch thủ giết người thân, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau.
è  Ông có thể coi là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua; nhưng cũng là người mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.

2)               Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi hay Chúa Bụt (1563-1635), kế nghiệp năm 1613
Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên (1563  1635) là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam (ở ngôi từ 1614 đến 1635). Nguyễn Phúc Nguyên là con trai thứ sáu của Chúa Tiên
Ông nối ngôi từ năm 1614 đến 1635. Sau khi nối ngôi, ông chăm lo chính sự, thu dụng nhân tài. Trong các năm 1614  1615 ông tổ chức lại việc cai trị, đặt ra tam ti và các chức lệnh sử để trông coi mọi việc, định qui chế các chức vụ ở phủ, huyện, phân chia ruộng đất  thôn .
Trong thời gian ở ngôi Chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai khỏi chính quyền vua Lê - chúa Trịnh  Đàng Ngoài.

Nguyễn Phúc Nguyên được dân chúng gọi là chúa Sãichúa Bụt hay Phật chúa.
Về cuộc Nam tiến, Nguyễn Phúc Nguyên dùng chính sách hoà bình với Chăm Pa và Chân Lạp (Campuchia).
Năm 1623, Nguyễn Phúc Nguyên chủ động đặt ra và thương lượng thành công với Chey Chettha II, lập 2 thương điểm (đồn thu thuế) là Kas Krobei bên bờ sông Sài Gòn (trước gọi là sông Bến Nghé) và Brai Kor trên bờ rạch Bến Nghé hay kênh Tàu Hủ (gọi là rạch Sài Gòn - khu Chợ Lớn từ năm 1859), thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, để tiến hành thu thuế.
Năm 1626, Nguyễn Phúc Nguyên cho dời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1631, chúa gả con gái là Ngọc Hoa (có sách gọi là Ngọc Khoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome. Quan hệ Việt - Chiêm diễn ra tốt đẹp.
Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên qua đời năm 1635, hưởng thọ 73 tuổi. Con trai ông là Nguyễn Phúc Lan lên kế nghiệp, tức Thượng vương.
Nhà Nguyễn sau này đã truy phong ông miếu hiệu là Hy Tông, thụy là Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn hoàng đế.
è  Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa Nguyễn thứ nhì trị vì miền Nam. Ông là vị chúa đầu tiên xây dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn với ý chí cương quyết, tạo nên một xứ Đàng Trong độc lập, tự chủ. Ông đã chỉnh đốn việc cai trị, củng cố quốc phòng, biết dùng người tài để chăm lo việc nước nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Ngoài ra, ông còn đẩy lui được các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.



3)               Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng (1601-1648), con trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635

Thượng vương Nguyễn Phúc Lan (1600 – 1648), ở ngôi 1635 - 1648 là chúa Nguyễn thứ 3 trong lịch sử Việt Nam, ông là con trai thứ hai của chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

Năm 1636, Chúa Thượng dời phủ Chúa về làng Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Năm Canh Thìn (1640) quân Nguyễn chiếm được châu Bắc Bố Chính, chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Tráng viết thư xin lại, chúa đồng ý. Từ đó chúa Nguyễn có ý khinh thị việc trong nước, chỉ lo vui yến tiệc, xây cung thất. Nhưng nhờ quần thần can ngăn, chúa sửa sai, bãi bỏ việc xây dựng tốn kém.

Chúa Thượng cho mở khoa thi (1647) chính đồ và Hoa văn để tuyển chọn nhân tài ra cứu giúp nước.

Chúa Thượng mở rộng cửa các cảng Hội An, Đà Nẵng cho người nước ngoài vào giao thương buôn bán, nhờ đó thu thêm được thuế xuất nhập tàu của các thương thuyền nước ngoài.

Nguyễn Phúc Lan mất trên thuyền ngự ở phá Tam Giang, thọ 49 tuổi. Con ông là Nguyễn Phúc Tần lên nối ngôi.

Sau ông được nhà Nguyễn truy tôn miếu hiệu là Thần Tông, thụy là Thừa Cơ Toàn Thống Quân Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu hoàng đế

è  Chúa Nguyễn Phúc Lan tính tình thuần hậu, trong việc trị dân lấy công bằng nhân đức làm gốc, đất nước lúc bấy giờ được thịnh vượng hơn lúc nào hết, vì thế dân chúng yêu mến Ngài và thường gọi là Chúa Thượng.

                    

4)               Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648

Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687) là vị chúa Nguyễn thứ 4 trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1648 đến 1687. Ông là người gốc Gia Miêu, huyện Tống SơnThanh HoáViệt Nam. Ông là con thứ của Thượng vương Nguyễn Phúc Lan.

Năm Mậu Tý (1648), Nguyễn Phúc Tần lên ngôi ở tuổi 29, thường được gọi là Hiền vương.

Nhờ Chúa biết cách trọng dụng nhân tài, quân Nguyễn nhiều lần vượt qua được sông Gianh tiến ra Đàng Ngoài. Năm 1656, sau hai năm tiến quân ra Bắc, quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An. Sau đợt tấn công đó, quân Nguyễn còn chiếm đóng đất Nghệ An 5 năm.

Năm 1660, quân Nguyễn cuối cùng bại trận, bị đẩy lùi khỏi Nghệ An và Bắc Bố Chính, rút về bờ nam sông Gianh. Từ đó, Trịnh - Nguyễn cầm cự nhau trong nhiều năm và tới năm 1672 thì đình chiến.

Năm Kỉ Mùi (1679), chúa Nguyễn cho phép Dương Ngạn Địch, một tướng cũ của triều Minh cùng với Trần Thượng Xuyên đem gia thuộc 3000 người và 50 chiến thuyền vào khai phá vùng Gia ĐịnhMỹ Tho, lập nên các phố xá đông đúc ở vùng đất mới, giao lưu thương mại với thuyền buôn của nhà Mãn Thanh, Tây phương, Nhật Bản.

Ngày 19 tháng 3 năm Đinh mão (30 tháng 4,1687), Hiền vương Nguyễn Phúc Tần thọ 68 tuổi.

Nhà Nguyễn sau truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.

è  Chúa Hiền là một vị chúa có tài, đức độ, vì thế trong thời gian ông này trị vì, nhiều vùng đất mới được mở mang, các kênh Trung Đan, Mai Xá được khơi đào, bờ cõi vô sự, thóc lùa được mùa, bớt lao dịch thuế má, nhân dân ngợi khen là thời thái bình.


5)               Nguyễn Phúc Trăn (Nguyễn Phúc Thái) tức Chúa Nghĩa (1650-1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687

Nghĩa vương Nguyễn Phúc Thái (1649-1691), ở ngôi 1687-1691, là Chúa Nguyễn thứ 5 trong lịch sử Việt Nam, người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá.

Nguyễn Phúc Thái là người nổi tiếng rộng rãi, giảm nhẹ hình phạt, thuế khoá, trọng dụng quan lại cũ, trăm họ đều vui mừng.

Chúa quy định lại tang phục cho có lợi, bởi vì vào thời ấy, mỗi khi có quốc tang thì người dân dù người già, trẻ con đều la khóc kêu gào, bỏ việc đồng áng, lao động. Chúa quy định người trong tông thất và thân trần để tang 3 năm; cai đội trở lên để tang 2 tuần; Nội ngoại đội chưởng, văn chức, câu kê để tang đến giỗ đầu; còn quân dân để tang đến Tết Trung Nguyên (Rằm Tháng Bảy).

Năm Đinh Mão (1687) chúa Nguyễn Phúc Thái dời dinh của các chúa Nguyễn vào làng Phú Xuân, và nơi này trở thành Kinh Đô của triều Nguyễn sau này và được gọi là chính dinh. Chỗ phủ củ ở làng Kim Long (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) trở thành Thái Tông miếu, thờ chúa Hiền.
Muốn lân bang thần phục, ngài cho lập một đạo binh tùng cường, xem trọng việc tuyển quân.
Mùa xuân năm Tân mùi (1691), ngài đau nặng, sau đó Chúa Nghĩa mất, hưởng thọ 43 tuổi.
Sau này, Nhà Nguyễn truy tôn ông miếu hiệu là Anh Tông, thụy là Thiệu Hư Toản Nghiệp Khoan Hồng Bác Hậu Ôn Huệ Từ Tường Hiếu Nghĩa hoàng đế.

è  Chúa Nghĩa tính khoan hòa, chiêu hiền đãi sĩ, nhẹ hình phạt, giảm sưu thuế nên được người đương thời gọi là Chúa Nghĩa.

è  Đức Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn thứ năm trị vì ở miền Nam. Ngài là người nhân từ, biết thương dân. Ngài lại biết lo lắng giữ cơ nghiệp của tổ tiên. Mặc dầu mặt Bắc không còn là mối đe dọa, ngài vẫn dựng binh lực ngày càng hùng mạnh. Tuy thời gian ở ngôi quá ngắn ngủi, ngài đã mở đầu cho vị Chúa kế nghiệp công cuộc mở mang bờ cõi. Trong đời ngài, dân chúng được sống trong cảnh thanh bình, an cư lạc nghiệp.             


6)               Nguyễn Phúc Chu  tức Chúa Minh (còn gọi là Quốc Chúa) (1675-1725), con trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691

Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) là vị chúa Nguyễn thứ sáu của chính quyền Đàng Trong (ở ngôi từ1691 đến 1725). Nguyễn Phúc Chu là con cả của Nghĩa vương Nguyễn Phúc Trăn.

Khi nối ngôi chúa mới có 17 tuổi (1691), lấy hiệu là Thiên Túng đạo nhân, một hiệu mới mẻ vì Chúa sùng đạo Phật, gọi là Chúa Minh hay có sách ghi là Quốc Chúa Minh Vương.

Khi mới lên ngôi, chúa quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má giao dịch, bớt hình ngục. Ông còn cho xây dựng một loạt chùa miếu, mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am. Bản thân chúa cũng ăn chay ở vườn Côn Gia một tháng trời, phát tiền gạo cho người nghèo. Bờ cõi yên ổn do chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã tạm ngừng 30 năm.

Ông mở rộng bờ cõi đất đai xuống phía Nam, đạt được nhiều thành tựu như:
·        Đặt phủ Bình Thuận năm Đinh Sửu (1697) gồm các đất Phan RangPhan Rí trở về Tây.
·        Đặt phủ Gia Định.
·        Chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa).
·        Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương.

Về sau, nhà Nguyễn truy tôn ông là Hiển Tông, thụy là Anh Mô Hùng Lược Thánh Minh Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh hoàng đế.

è  Minh vương là một vì chúa hiền và có tài.



7)               Nguyễn Phúc Chú (Nguyễn Phúc Thụ) tức Chúa Ninh (1697-1738), con trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm 1725

Nguyễn Phúc Chú còn có tên là Trú hay Thụ (1697-1738), là chúa Nguyễn thứ 7 trong lịch sử Việt Nam, ông là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chu.

Năm 1725, ông nối ngôi lúc 29 tuổi, được tôn là Thái phó tước Đỉnh Quốc công, hiệu là Văn Truyền đạo nhân (vì mộ đạo Phật), đương thời gọi là Ninh vương (tục gọi là chúa Ninh).

Tháng giêng năm Bính Ngọ (1726), chúa Ninh ban bố các điều răn, đại ý là khuyên dân siêng năng cày cấy và cấm đứt nạn rượu chè, cờ bạc.

Tháng 4 năm Kỷ Dậu (1729), chúa Ninh bắt đầu cho lập trường đúc tiền.

Năm Nhâm Tý (1732), chúa Ninh sai đặt sở Điều khiển ở Sài Gòn.

Tháng giêng năm Quý Sửu (1733), chúa Ninh cho đặt đồng hồ ở các dinh trấn. Các đồng hồ này được chế tạo ở trong nước và phỏng theo kiểu cách phương Tây.

Năm Bính Thìn (1736), Thiên Tứ được chúa Ninh phong làm Tổng binh Đại đô đốc trấn Hà Tiên, để giữ gìn và mở mang xứ ấy.

Ở ngôi chúa 13 năm, chúa Nguyễn Phúc Chú qua đời vào ngày 20 tháng 4 năm Mậu ngọ (7 tháng 6 năm 1738) lúc 42 tuổi.

Triều thần dâng thụy hiệu cho chúa là Đại đô thống Tổng quốc chính Vũ Hiếu Ninh vương. Năm Bính Dần (1806), vua Gia Long lại truy tôn là Hiếu Ninh hoàng đế, miếu hiệu là Túc Tông.

è  Chúa Nguyễn Phúc Chú được đánh giá là người đã có công trong việc thiết lập đơn vị hành chính mới, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long.


8)               Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương (còn gọi là Chúa Võ) (1714-1765), con trai trưởng của Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738

Nguyễn Phúc Khoát  húy là Hiếu, còn gọi là Chúa Vũ (hay ) (1714  1765) là vị chúa Nguyễn thứ 8 trong lịch sử Việt Nam.Nguyễn Phúc Khoát sinh năm Giáp Ngọ (1714) đời vua Lê Dụ Tông. Ông là người gốc Gia Miêu (huyện Tống Sơn, Thanh Hóa), và là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chú và mẹ là Thục phi Trương Thị Thư .
Năm Mậu Ngọ (1738), Nguyễn Phúc Khoát nối ngôi khi 24 tuổi, được quan triều tôn là Thái bảo Hiểu Quận công, lấy hiệu là Từ Tế đạo nhân (vì ông chuộng đạo Phật).
Sau đó, Chúa Võ cho khởi công xây phủ mới, ở bên tả phủ cũ, và cho kiến thiết Đô thành Phú Xuân . Năm Kỷ Mùi (1739), công cuộc hoàn tất, triều thần tôn chúa là Thái phó Quốc công.
Năm Canh Thân (1740), Chúa Võ quy định lại phép thi. Ngày 12 tháng 4 năm Giáp Tý (1744), quần thần dân biểu tôn Chúa Võ lên ngôi vương.
Kể từ đó, có nhiều cải cách được ban hành, như: phủ đổi thành điện, những gì trình lên vua gọi là tấu, Thân quân gọi là Võ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện. Về hành chính thì chia làm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công. Phàm văn thư vẫn dùng niên hiệu vua Lê nhưng đối với các thuộc quốc thì xưng là Thiên vương. Y phục từ quan đến dân cũng thay đổi...
Cuộc tranh giành ngôi vua đưa nước Chân Lạp vào cảnh nội chiến kéo dài từ năm Mậu Ngọ (1738) đến năm Đinh Sửu (1757). Theo lời yêu của các vua Chân Lạp, Chúa Võ cho quan quân sang can thiệp. Để đền đáp công ơn, các vị vua này đã hiến tặng nhiều vùng đất cho Chúa Võ.
Sau khi hoàn thành công cuộc Nam tiến của mình, trong những năm cuối đời, Chúa Võ đâm ra say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước nữa.
Ngày 20 tháng 5 năm Ất Dậu (7 tháng 7 năm 1765), Chúa Võ qua đời, ở ngôi 27 năm, thọ 51 tuổi.
Nguyễn Phúc Thuần, con trai thứ 16 của Chúa Võ lên ngôi, dâng thụy hiệu cho cha là: Trí Hiếu Vũ Vương. Năm Bính Dần (1806), Vua Gia Long truy tôn là: Trí Hiếu Vũ Hoàng Đế, miếu hiệu là Thế Tông.
è  Trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam có đoạn:
·        Nguyễn Phúc Khoát thông minh, cương nghị, cả quyết, việc gì định làm thì nhất quyết làm cho bằng được, nên đôi khi tàn nhẫn...
·        Ông được nhiều nhân tài phù tá, nổi bật nhất là tướng Nguyễn Cư Trinh, nhờ đó mà việc nội trị và ngoại giao đều tốt đẹp.
                                                              

9)               Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương (còn gọi là Chúa Định) (1754-1777), con trai thứ 16 của Vũ Vương, kế nghiệp năm 1765

Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1754 - 1777), ở ngôi 1765 - 1777 là Chúa Nguyễn thứ 9 trong lịch sử Việt Nam, quê gốc ở Gia Miêu, huyện Tống SơnThanh Hóa, Việt Nam. Nguyễn Phúc Thuần còn có tên húy là Hân, sinh ngày 18 tháng 11 năm Giáp Tuất (31 tháng 12 năm 1754), là con thứ 16 của Nguyễn Phúc Khoát.

Quyền thần Trương Phúc Loan không muốn lập Nguyễn Phúc Luân theo ý nguyện của Vũ Vương do ông này đã lớn tuổi khó bề điểu khiền nên sau khi Vũ Vương qua đời liền lập Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi khi mới 12 tuổi.

Nhà Nguyễn đến thời kì suy vong do bị nạn quyền thần lấn lướt, Nguyễn Phúc Thuần nhỏ tuổi, lại bị bất ngờ đưa lên ngôi, trở nên bỡ ngỡ trên ngai vàng. Mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan thao túng. Loan tự nhận là Quốc phó, giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tầu vụ. Thực tế người này thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế.

Ở Quy Nhơn, nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu thanh thế ngày càng lớn mạnh vì được dân chúng ủng hộ. Đến tháng 9 năm Giáp Ngọ (1774), Trịnh đem quân vào đánh Nguyễn. Cả hai phía Tây Sơn và chúa Trịnh đều nêu khẩu hiệu trừ Trương Phúc Loan, lập Hoàng tôn Dương. Chiến tranh loạn lạc xảy ra, đất Thuận Hoá vốn trù phú mà thành ra xơ xác, ngoài đường nhiều người chết đói.

Trước tình cảnh đó, tôn thất nhà Nguyễn bắt trói Trương Phúc Loan nộp cho quân Trịnh. Đến tháng 12 năm 1774, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân, đặt quan cai trị Thuận Hoá. Nguyễn Phúc Thuần mang các tông tộc vượt biển, qua địa bàn kiểm soát của Tây Sơn để chạy vào Nam Bộ.

Tây Sơn cũng hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn ở phía Nam. Đại quân Tây Sơn cả thủy bộ đánh vào Gia Định nhiều lần, chủ yếu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ. Định Vương bị bắt trong trận đánh tháng 9 năm Đinh Dậu (1777) với quân Tây Sơn tại Long Xuyên (nay là Cà Mau) và bị Tây Sơn giết chết. Định Vương chết khi mới 26 tuổi, chưa có con trai nối dõi, mà chỉ có một Hoàng nữ là Nguyễn Phúc Ngọc Thục.

Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông, thụy là Thông Minh Khoan Hậu Anh Mẫn Huệ Hòa Hiếu Định hoàng đế.


Các trang web tham khảo:













Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạch Y Thần Chú

Hình Ảnh Hồng Danh Của 88 Vị Phật Trong Sám Hối Văn