Bài Thu Hoạch Thực Tế Chủ Đề Lịch Sử 4
4. THẾ THỨ CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN:
Bảng thống kê các đời vua Nguyễn:
STT | Vua | Tên thật | Niên hiệu | Năm sinh- năm mất | Thời gian trị vì | Miếu hiệu |
1 | Vua Gia Long | Nguyễn Phúc Ánh | Gia Long | 1762-1820 | 1802-1820 | Thế Tổ Cao Hoàng Đế |
2 | Vua Minh Mạng | Nguyễn Phúc Kiểu/ Nguyễn Phúc Đảm | Minh Mạng | 1791-1840 | 1820-1840 | Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế |
3 | Vua Thiệu Trị | Nguyễn Phúc Tuyền/ Nguyễn Phúc Miên Tông | Thiệu Trị | 1807-1847 | 1841-1847 | Hiến Tổ Chương Hoàng Đế |
4 | Vua Tự Đức | Nguyễn Phúc Thì/ Nguyễn Phúc Hồng Nhậm | Tự Đức | 1829-1883 | 1847-1883 | Dực Tông Anh Hoàng Đế |
5 | Vua Dục Đức | Nguyễn Phúc Ưng Chân | Dục Đức | 1853-1883 | 1883 (3 ngày) | Cung Tôn Huệ Hoàng Đế |
6 | Vua Hiệp Hoà | Nguyễn Phúc Hồng Dật | Hiệp Hoà | 1874-1883 | 1883 (4 tháng 10ngày) | |
7 | Vua Kiến Phúc | Nguyễn Phúc Ưng Đăng | Kiến Phúc | 1869-1884 | 1883-1884 | |
8 | Vua Hàm Nghi | Nguyễn Phúc Ưng Lịch | Hàm Nghi | 1871-1943 | 1884-1885 | |
9 | Vua Đồng Khánh | Nguyễn Phúc Ưng Biện | Đồng Khánh | 1864-1889 | 1885-1889 | |
10 | Vua Thành Thái | Nguyễn Phúc Bửu Lân | Thành Thái | 1879-1954 | 1889-1907 | |
11 | Vua Duy Tân | Nguyễn Phúc Vĩnh San | Duy Tân | 1900-1945 | 1907-1916 | |
12 | Vua Khải Định | Nguyễn Phúc Bửu Đảo | Khải Định | 1885-1925 | 1916-1925 | |
13 | Vua Bảo Đại | Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ | 1913-1997 | 1926-1945 |
Sơ lược về 13 vị vua Nguyễn:
Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn được ghi nhớ với các giai đoạn chính:
· Giai đoạn độc lập (1802 - 1858)
· Giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng và đô hộ (1858 - 1945)
1) Gia Long:
Hoàng đế Gia Long (8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820) là vị hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan.
Gia Long thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam .
Ông đã xếp đặt lại cơ cấu điều hành quốc gia.
Gia Long còn là vị vua đã chính thức xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa khi ông chiếm đóng quần đảo này năm 1816.
Gia Long hầu như không có chính sách giao thiệp chính thức với các quốc gia châu Âu khác ngoài Pháp.
Nhìn chung, Gia Long không quan tâm đến thương mại.
Về mặt nông nghiệp, ruộng đất cũng được quản lý bằng các điền bạ ghi rõ về tình trạng, vị trí thứ hạng đất ruộng. Tình trạng người dân không có đất vẫn còn là một vấn đề.
Dưới thời Gia Long, việc thu thuế được tổ chức lại, phân ra nhiều thứ thuế kèm theo các chính sách quản lý và miễn trừ thích hợp.
Để giải quyết vấn đề tiền tệ, vua Gia Long cho lập xưởng đúc tiền tại Bắc Thành, về sau ở cả Gia Định thành và ở các trấn để đúc tiền đồng và tiền kẽm ngoài ra còn cho đúc vàng bạc theo nén.
Đồng thời với tiền tệ là việc đo lường: vua Gia Long cho chuẩn hóa lại các thước vuông đo ruộng có trước đó, chế ra thước đo ruộng mới là loại thước đồng hai mặt khắc chữ: một mặt Gia Long cửu niên thu bát nguyệt và mặt kia là ban hành đạc điền xích, công bộ đường kính tạo. Năm 1813, vua Gia Long cho làm ra cân thiên bình, cấp cho các doanh, trấn, để dùng vào việc cân đo kim loại và sản vật địa phương. Riêng hai kim loại màu là vàng và bạc thì dùng cân trung bình
Gia Long lưu ý đến việc học hành thi cử trong nước để tuyển lựa quan văn. Ông tổ chức lại các Văn Miếu, thờ Khổng Tử, thực hiện chính sách trọng Nho học.
Về luật pháp, Gia Long cho soạn bộ luật mới có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ (còn được gọi là "luật Gia Long").
Đường xá được Gia Long chú trọng vì tầm quan trọng cả về kinh tế và chính trị: ông lệnh cho các quan phải đào đắp sửa sang các con đường, dân địa phương cũng phải tham gia vào việc làm cầu đắp đường.
Vũ khí cho quân đội gồm gươm giáo, mã tấu, và có thêm đại bác (súng thần công) cùng với các súng nhỏ thạch cơ điểu thương. Khu vực kinh thành có ba trường tập bắn dành cho quân đội.
Lực lượng hải quân cũng được chú trọng vì địa thế đường biển dài của Việt Nam . Ngoài ra, người ta còn ghi nhận là vua Gia Long đã cho đóng một loại thuyền lớn bọc đồng để đi lại tuần tra biển.
Đến ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (tức ngày 3 tháng 2 năm 1820), vua Gia Long qua đời, hưởng thọ 59 tuổi, ở ngôi 18 năm, miếu hiệu là Thế Tổ, thụy hiệu Cao Hoàng đế.
Lăng của ông hiệu Thiên Thọ, tại làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Tôn thờ ông tại Chánh Án Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế
2) Minh Mạng:
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (25 tháng 5, 1791 – 20 tháng 1, 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu, là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn.
Khi lên ngôi, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao.
Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ.
Minh Mạng mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Năm 1821, Minh Mạng thành lập Quốc tử giám ở kinh thành Huế. Năm 1836, ông cho thành lập “Tứ dịch quán” để dạy ngoại ngữ (tiếng Pháp, Xiêm).
Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam , và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh.
Vì Minh Mạng không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây, nên ông đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo.
Minh Mạng rất quan tâm đến mặt quân sự. Ông lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội.
Thuế đinh và thuế điền cơ bản cũng theo như vua Gia Long đã định. Minh Mạng còn đặt lệ đánh thuế muối.
Vua Minh Mạng khuyến khích biên soạn các loại sách sử, nhất là các sách sử, địa. Năm 1826, ông chính thức thành lập Nhà hát tuồng Quốc gia trong Đại Nội, được gọi là Duyệt Thị Đường.
Năm 1832, ông hoàn tất việc xây dựng kinh thành Huế theo kiến trúc của phương Tây kết hợp với kiến trúc thành quách của phương Đông.
Dưới thời Minh Mạng, việc khẩn hoang rất được khuyến khích.
Năm 1832, vua Minh Mạng khai mở ngành tơ tằm Đại Nam .
Ông còn ban dụ cho lập nhà dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người tàn tật, nghèo khổ, già cả và hoặc không nơi nương tựa.
Thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo.
Vua Minh Mạng qua đời ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý, tức ngày 20 tháng 1 năm 1841, hưởng thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm, miếu hiệu là Thánh Tổ, thụy hiệu Nhân Hoàng đế.
Lăng của ông là Hiếu Lăng, tại làng An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông được thờ ở Tả Nhất Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.
3) Thiệu Trị:
Hoàng đế Thiệu Trị (16 tháng 6, 1807 – 4 tháng 10, 1847), là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Thiệu Trị tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng.
Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu tức 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.
Mọi định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa và binh bị đều được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị chỉ áp dụng theo các định lệ của tiên đế, không có sự cải cách, thay đổi gì mới.
Thiệu Trị cũng nổi tiếng là một vị vua thi sĩ, có để lại rất nhiều bài thơ, nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa) và Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên).
Dưới thời vua Thiệu Trị, đất Nam Kỳ có nhiều giặc giã, dân Chân Lạp nổi loạn và quân Xiêm La sang đánh phá. Nhà vua phải dùng binh đánh dẹp, tới năm Thiệu Trị thứ bảy 1847 mới yên được.
Từ khi Thiệu Thị lên ngôi thì việc cấm đạo Thiên Chúa bớt đi, nhưng những giáo sĩ ngoại quốc vẫn còn bị giam ở Huế.
Năm Đinh Vị 1847, khi người Pháp biết rằng ở Huế không còn giáo sĩ bị giam nữa, mới sai đại tá De Lapierre và trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiếc chiến thuyền vào Đà Nẵng, xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới. Khi hai bên còn đang thương nghị về việc này thì quan nước Pháp thấy thuyền của Đại Nam đóng gần tàu của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân đắp đồn lũy, nghĩ rằng có âm mưu bèn phát súng bắn đắm cả những thuyền ấy, rồi nhổ chạy ra biển. Vua Thiệu Trị thấy vậy tức giận, có dụ ra cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người trong nước đi theo đạo. Những sự kiện này mở đầu “đường lối ngoại giao pháo hạm” của thực dân Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm lược về sau này.
Thiệu Trị qua đời ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 4 tháng 10 năm 1847, hưởng thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Hiến Tổ.
Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Lăng của ông là Xương Lăng, tọa lạc tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
4) Tự Đức:
Hoàng đế Tự Đức (22 tháng 9, 1829 – 19 tháng 7, 1883), húy Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, còn có tên Nguyễn Phúc Thì là con thứ của vua Thiệu Trị, là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn.
Thuế má trong nước dưới thời vua Tự Đức đại khái cũng giống như các thời vua Minh Mạng (1820 - 1841) và Thiệu Trị (1841 - 1847) trước đó.
Năm 1861, Tự Đức thứ 14, vua truyền cho các tỉnh chọn lấy những người khỏe mạnh đi làm lính. Đến năm 1865, Tự Đức thứ 18, vua lại cho mở khoa thi võ tiến sĩ.
Thời Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà Nguyễn có sự tương phản rõ rệt với các triều trước. Một trong những lý do khiến cho tình hình quân đội sa sút là vấn đề tài chính.
Tự Đức là một vị vua chăm chỉ về việc trị dân, vua cho các đại thần đi khám xét công việc các quan lại và sự làm ăn trong dân gian, có điều gì hay dở phải dâng sớ tâu về kinh đô cho vua biết.
Tự Đức khước từ mọi giao thiệp với người phương Tây, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Năm 1850, có tàu của Hoa Kỳ vào cửa Đà Nẵng có quốc thư xin thông thương nhưng nhà vua không tiếp nhận.
Ba năm sau đó, năm 1851, sự khoan dung này dành cho các linh mục bản xứ đột nhiên bị bãi bõ. Năm 1856, chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đình Việt Nam về việc giết giáo sĩ đạo Thiên Chúa. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi.
Giữa khi đó, ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi, tức ngày 19 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế.
Lăng vua Tự Đức hiệu Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Một số hình ảnh về lăng vua Tự Đức:
Xung Khiêm Tạ- nơi vua ngắm hoa, làm thơ, đọc sách (lăng Tự Đức- Huế)
Tấm văn bia ở Bi Đình- Lăng Tự Đức (Huế)
Một điều rất đáng chú ý ở Khiêm Lăng là tấm bia ở Bi đình nặng trên 20 tấn có khắc bài Khiêm Cung Ký do Tự Đức tự dựng cho mình. Thông thường, con phải dựng văn bia cho cha nhưng vì Tự Đức không có con ruột nên ông tự dựng.
Bia mộ vua Tự Đức- Lăng Tự Đức (Huế)
Khiêm Cung Môn- Lăng Tự Đức (Huế)
5) Dục Đức:
Vua Dục Đức (23 tháng 2, 1852 – 6 tháng 10, 1883) là vị vua thứ năm của nhà Nguyễn, ông lên ngôi ngày 20 tháng 7năm 1883, nhưng chỉ tại vị được ba ngày.
Vua Dục Đức tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là con thứ 2 của Thoại TháiVương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga.
Vua Tự Đức vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên về sau không có con, ông có xin 3 con trai của 2 người em làm con nuôi. Năm 1869, Ưng Ái 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đổi tên là Nguyễn Phúc Ưng Chân.
Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: "... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây." Thọ lãnh di chiếu của vua Tự Đức, Ưng Chân lên ngôi kế vị ngày 20 tháng 7 năm 1883. Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này. Hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường dâng lên Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức bốn tội lớn.
Dục Đức bị phế bỏ theo lệnh của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức). Dục Đức bị giam ở Dục Đức Đường, rồi Thái Y Viện và cuối cùng bị bỏ đói đến chết trong ngục thất tại Thừa Thiên.
Làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở Dục Đức Đường) thì Ưng Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng 10 năm 1883. Một số tài liệu ghi ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân, tức 24 tháng 10 năm 1884.
Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng Đế.
Lăng của vua Dục Đức là An Lăng, tại làng An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.
6) Hiệp Hoà:
Vua Hiệp Hòa (1 tháng 11, 1847 – 29 tháng 11, 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên làNguyễn Phúc Thăng, là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn. Vua Hiệp Hòa là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.
Đồng thời với việc truất phế Dục Đức, hai Phụ chính trên đề nghị lên Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức), đưa Lãng Quốc công Hồng Dật lên làm vua.
Ngày 30 tháng 7 năm 1883, Hồng Dật lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.
Vua Hiệp Hòa bị bức tử mất ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883. Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương
7) Kiến Phúc:
Kiến Phúc hay Kiến Phước (12 tháng 2, 1869 – 31 tháng 7, 1884), là Nguyễn Giản Tông Nghị Hoàng Đế, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Thụy hiệu của ông là Thiệu Đức Chí Hiếu Uyên Duệ Nghị Hoàng Đế
Kiến Phúc tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, còn có tên là Nguyễn Phúc Hạo là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Ưng Đăng được vua Tự Đức nhận làm con nuôi thứ ba.
Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2 tháng 12 năm 1883, Ưng Đăng được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc.
Triều đại Kiến Phúc chỉ kéo dài 8 tháng. Từ tháng tư (âm lịch) năm Giáp Thân, Kiến Phúc ngã bệnh. Ngày 10 tháng 6 âm lịch năm này, (31 tháng 7 năm 1884), Kiến Phúc mất vào giờ ngọ.
Lúc mất, Kiến Phúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái.
Sau khi mất, bài vị vua Kiến Phúc được đưa vào thờ trong Thế miếu và có miếu hiệu là Giản tông Nghị Hoàng đế.
Lăng của Kiến Phúc, hiệu Bối lăng, ở phía trái Khiêm lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
8) Hàm Nghi:
Hoàng đế Hàm Nghi (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943), tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch còn có tên là Nguyễn Phúc Minh , là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Ông là em trai của vua Kiến Phúc.
Năm 1884, Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi lúc 13 tuổi.
Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá. Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế.
Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt.
Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ông qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày.
9) Đồng Khánh:
Vua Đồng Khánh (19 tháng 2, 1864 – 28 tháng 1, 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Đồng Khánh có nhiều tên huý: Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Năm 1865, Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi.
Ngày 6 tháng 8 năm Ất Dậu, tức ngày 19 tháng 9năm 1885, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ phải thân hành sang bên Khâm sứ Pháp làm lễ thụ phong, được tôn làm vua, lấy niên hiệu là Đồng Khánh.
Đồng Khánh là ông vua không chống Pháp. Vua Đồng Khánh tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp.
Vua Đồng Khánh ở ngôi được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 25 tuổi. Thụy hiệu của ông là Hoằng Liệt Thống Thiết Mẫn Huệ Thuần Hoàng Đế. Ông được thờ tại Tả Tam Án ở Thế Miếu và Tả Tam Án điện Phụng Tiên trong Đại Nội kinh thành Huế.
Lăng của vua Đồng Khánh là Tư Lăng tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên
10) Thành Thái:
Vua Thành Thái (14 tháng 3, 1879 – 24 tháng 3, 1954) là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vuaDục Đức.
Vua Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Là vị vua gần gũi với dân chúng, ông thường xuyên đi vi hành. Có một câu ca dao nói về sự vi hành của vua Thành Thái mà nhiều người cho đó là do người Pháp đặt ra để cố tình bôi nhọ ông:
Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi
Ngày 29 tháng 7 năm 1907, nhân dịp Thành Thái không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận, Lévêque đã tuyên bố truất quyền và quản thúc Thành Thái trong Đại nội. Ngày 3 tháng 9 năm 1907, triều thần theo lệnh của Pháp dâng vua dự thảo chiếu thoái vị. Xem xong bản dự thảo, Thành Thái chỉ cười, ghi ngay hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào.
Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.
Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1954 và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.
11) Duy Tân:
Vua Duy Tân (19 tháng 9, 1900 – 26 tháng 12, 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916). Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Nguyễn Phúc Hoảng. Ông là con thứ 5 của vua Thành Thái.
Được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp.
Năm 1916, bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội , ông dự định khởi nghĩa.
Tháng 4 năm 1916, sau khi đọc một bức thư của hai lãnh tụ Trần Cao Vân và Thái Phiên (những thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội), vua Duy Tân muốn gặp hai người này. Ngày hôm sau, ba người cùng đến câu cá ở Hậu hồ, vua Duy Tân đồng ý cùng tham gia khởi nghĩa. Khởi nghĩa dự định được tổ chức vào 1 giờ sáng ngày 3 tháng 5. Nhưng cuối tháng 4, một thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội đã làm lộ tin. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
Trong Thế chiến thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi.
Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại An Lăng, Huế cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái.
12) Khải Định:
Vua Khải Định (8 tháng 10, 1885 – 6 tháng 11, 1925), tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh, là vị vua thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925.
Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định.
Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt.
Khải Định bị đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.
Khải Định có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính là lăng của ông. Lăng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc. Nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ.
Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ 40 tuổi.
Một số hình ảnh về lăng vua Khải Định:
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể. Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.
Hình ảnh Ứng Lăng – Lăng Khải Định (Huế)
Bi Đình Ứng Lăng- Lăng Khải Định (Huế)
Tấm văn bia ở Bi Đình_ Lăng Khải Định (Huế)
Trụ biểu ảnh hưởng dạng stoupa của Phật giáo- Lăng Khải Định (Huế)
13) Bảo Đại:
Bảo Đại (22 tháng 10, 1913 – 31 tháng 7, 1997) là vị Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên Nguyễn Phúc Thiển, là con của vua Khải Định .
Ngày 8 tháng 1 năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm.
Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính...Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra.
Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.
Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
Năm 1945, trước hơn 5 vạn nhân dân thành phố Huế tập trung ở cửa Ngọ Môn, vào chiều 30 tháng 8, Bảo Đại đã trao quốc ấn và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng "Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ".
Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Ở đây, Bảo Đại viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập. Bảo Đại được phong làm Quốc trưởng.
Từ năm 1955, Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp khi mới 40 tuổi cho đến khi qua đời vào ngày 31 tháng 7 tại Paris.
Các trang web tham khảo:
Nhận xét
Đăng nhận xét