Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Lời Kêu Gọi Của Pháp Sư Tịnh Không


Hưởng ứng Lời Kêu Gọi Của Pháp Sư Tịnh Không
Trong tâm thức chúng ta, có lẽ không ai có thể quên được những hình ảnh kinh hoàng của những trận động đất, sóng thần đã xãy ra gần đây kéo theo sự hoang tàn và chết chóc cho hàng triệu sinh linh nhỏ bé của con người.
Đối với hành giả tu Phật thì bất cứ lúc nào, khi đối diện với những nỗi khổ thế gian cũng đều phát lòng bi mẫn trong tận thâm tâm mình, đới với đồng loại, chúng sinh, đồng thời nhờ đó mà luôn tự thức tỉnh mình trước sự biến đổi vô thường của cuộc thế. Với các bậc Thánh hiền, Bồ-tát, các ngài đã tự tại vào ra trong biển khổ, tùy nghi phương tiện để cứu giúp những chúng sinh. Nhưng đối với chúng ta, phàm phu hạ liệt không đủ những năng lực siêu phàm để cứu bạt nỗi khổ của thế gian, nhưng may thay, là những người học Phật, chúng ta có đủ cả một nguồn tâm từ rộng lớn, một đức tin kiên cố và một tâm nguyện chân thành.
Do đó, dù không thể thay chúng sinh vào sinh ra tử, mang bớt nỗi khổ của nhân gian chúng ta vẫn có thể làm được nhiều điều khác nhưng lợi ích vẫn vô biên.
Pháp sư Tịnh Không là một bậc cao tăng thời đương đại, là một người có rất nhiều cống hiến đối với tiền đồ Phật giáo và cũng là người tận tụy trong công tác giáo dục trồng người, hoằng pháp lợi sanh.
Chúng tôi được biết, Pháp sư Tịnh Không trong những buổi giảng kinh thuyết pháp của ngài đều không quên khuyến cáo và tha thiết thỉnh cầu đại chúng, trước tình hình càng ngày càng có nhiếu biến cố thiên tai ách nạn, mọi người hãy phát tâm hiệp lực đồng tâm niệm hồng danh Đức Quán Thế Âm Bồ-tát để cầu nguyện hồi hướng.

Chí Thành Cảm Thông

Từ lời khai thị của Pháp sư Tịnh Không:

Sau cơn nạn bộc phát tại Tứ Xuyên, Miến Điện, gần đây sẽ bộc phát các thiên tai càng nghiêm trọng khiến thế giới sẽ gặp các nạn dịch cúm có thể sẽ chết tới hàng triệu người, so với thiên tai tại Tứ Xuyên, Miến Điện càng ghê sợ hơn. Hiện tại các quốc gia như Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ đã bắt đầu vụ động đất đã làm tử vong hàng trăm ngàn ngươi...Pháp sư tha thiết kêu gọi toàn thể các vị đồng tu trên thế giới, mỗi ngày lúc 8:30pm (giờ Ontario, Canada = 5:30pm giờ Cali, Mĩ Quốc, giờ Việt Nam = 19:30) tụng niệm "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát" 1000 biến cho đến ngày mùng Năm tháng Năm. Hồi hướng cho tất cả chúng sanh trên toàn thế giới được Tiêu tai miển nạn, Lìa khổ được vui, Quốc thái dân an, Phong điều vũ thuận.

Thành kính ghi nhận và cùng chia sẻ, cầu mong pháp giới chúng sinh luôn được hưởng nhờ hồng ân tế độ

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát

Rất mong mọi người cùng đồng lòng vì lòng bi mẫn đối với cộng đồng, vì sự an nguy thảm cảnh vô thường ngay đối với chính bản thân mình, hãy hưởng ứng lời kêu gọi của Pháp sư.

Ban Biên Tập Huệ Quang


Thầy kêu gọi các Phật tử trên toàn thế giới,bắt đầu từ hôm nay ,vào lúc 19h30 (giờ Việt Nam) ,trên toàn thế giới ,hãy cùng niệm ,sẽ được sự cảm ứng rất lớn ,các phật tử hãy cùng tâm niệm đến ngày 5 tháng 5 âm lịch, nguyện cầu thế giới hoà bình ,tiêu tai ,giải nạn,  xin cùng nhau niệm danh hiệu ;NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT  ,mỗi lần niệm chỉ cần có 15 phút ............. Các phật tử hãy cũng nhất tâm niệm ,và cùng thông báo cho mọi người để cùng niệm .




Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

15 Điều Đáng Để Chúng Ta Suy Ngẫm

15 Điều Đáng Để Chúng Ta Suy Ngẫm
(trích từ http://www.bodedaotrang.com/index.php?option=com_content&view=article&id=3821:15-iu-ang--chung-ta-suy-ngm-&catid=120:phat-giao-va-doi-song&Itemid=94)

Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta.
Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì biếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.
1. Sống trong hiện tại
Phật hỏi đệ tử:
- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?

Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao lâu?

Phật mỉm cười đáp:
- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.

Lời bình
Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.

2. Sau khi chết người ta đi về đâu?
Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.
- Bạch thầy, sau khi chết, người ta đi đâu?
- Tôi không biết.
- Tại sao thầy không biết?
- Vì tôi chưa chết.
- ???

Lời bình
Khi sống, con người nên thưởng thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống theo cái nhiều người sống. Không cần quan tâm đến thế giới sau khi chết. Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai vì chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.

3. Định mệnh nằm trong bàn tay
Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng xu và nói lớn với quân sĩ:
- Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo.Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại.
Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống
đất.
- Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng ! Hãy xông lên chà nát quân thù ! - Ba quân reo hò phấn khởi.
Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân:
- Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh.
Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.

Lời bình
Thiên đàng rất công bằng đối với tất cả mọi người, không thiên vị dành riêng cho ai. Sự giúp đỡ duy nhất mà bạn có được là chính bản thân bạn !!!

4. Con sóng nhận thức
Nhìn thấy một con sóng cao lớn bên cạnh, con sóng nhỏ tỏ ra bực mình:
- Bực ghê. Sóng kia lớn quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao sao ta yếu đuối thế này.
Con sóng to cười đáp: - Đó là vì không nhận ra gốc gác của mình mà bạn buồn bực thế.
- Tôi không là sóng thế là gì?
- Sóng chỉ là hình thức tạm thời trong bản chất của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra bản chất của chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn buồn bực gì nữa.
Con sóng nhỏ hiểu ra, cười vui vẻ:
- À, bây giờ thì tôi hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một.

Lời bình
Con người cho rằng "ngã" là ta nên xảy ra phân biệt ta và người mà buồn khổ. Thực ra loài người được cấu tạo cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la.

5. Thiên đường địa ngục
Một vị tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku hỏi:
- Bạch thầy, thiên đường hay địa ngục có thật hay không?
- Thế ngài là ai?
- Tôi là tướng quân.
Bất ngờ, thiền sư cười lớn:
- A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy, trông ông giống anh hàng thịt.
Tướng quân nổi giận, rút gươm:
- Tao băm xác mi ra !!!
Thiền sư vẫn điềm tĩnh:
- Này là mở cửa địa ngục.
Chợt giác ngộ, vị tướng sụp xuống lạy:
- Xin... xin thầy tha lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
- Này là mở cửa thiên đường - thiền sư Ekaku mỉm cười.

Lời bình
Thiên đường, địa ngục không phải là chỗ con người tới sau khi chết mà nó ở đây và bây giờ!
Lành, dữ đều do tư tưởng. Cửa thiên đường địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.


6. Thiên đàng địa ngục đều do tâm tạo
Có một bà lão biệt danh "mụ già hay khóc". Trời mưa, mụ cũng khóc, trời không mưa mụ cũng khóc. Có người hỏi bà:
- Bà lão ơi, sao bà lại khóc?
- Tôi có hai con gái, cô chị bán giày vải, cô em bán dù. Khi trời nắng ráo, lão nghĩ tới con em bán dù không được. Khi trời mưa, lão lại lo cho con chị, mưa gió không có khách nào chịu mua giày.
- Lão nên nghĩ rằng khi trời đẹp đứa lớn sẽ bán được, khi trời mưa đứa nhỏ bán dù rất chạy.
- À, ông có lý.
Từ đó, "mụ già hay khóc" thôi khóc. Bà lão cười suốt ngày dù trời mưa hay nắng.

Lời bình
Một điều lợi hay bất lợi sẽ tuỳ thuộc vào cách nhìn, cách suy nghĩ của bạn.

7. Phật tại gia
Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:
- Cậu đi đâu đấy?
- Tôi đi cầu Bồ Tát.
- Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?
- Tìm Phật ở đâu bây giờ?
- Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.
Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.

Lời bình
Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.

8. Ngón tay chỉ mặt trăng
Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
- Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
- Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? 

- Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
- Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?

Lời bình
Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.

9. Ai đó
Kitagaki, thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu - vị sư trưởng đền này.
Đệ tử của Keichu vào báo:
- Kitagaki, thống đốc 
Kyoto muốn diện kiến thầy.
- Ta không biết thống đốc nào cả - Sư trưởng trả lời.
Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:
- Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen thống đốc nào cả.
Kitagaki hiểu ra:
- Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki
muốn diện kiến.
- Để tôi thử lần nữa.
Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:
- Ồ, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà.

Lời bình
Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được.

10. Càng vội càng chậm
Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:
- Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?
- Có lẽ 10 năm.
- Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:
- Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.
Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng:
- Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.
- Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm - Vị sư phụ mỉm cười.

Lời bình
Những người quá nóng nảy muốn đạt đến kết quả thì hiếm khi thành công.

11. Đèn đã tắt
Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:
- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác.
- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh.
- Ồ, vậy thì được.
Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:
- Bộ không thấy đèn hả?
- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà.

Lời bình
Người nào dùng lời kẻ khác để dạy người có thể giống anh mù này. Đèn đã tắt từ lâu, tuy nhiên anh ta không biết điều đó.

12. Bình thường tâm
- Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
- Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
- Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
-Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan.

Lời bình
Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ?
Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.


13. Thiền trong chén trà
Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:
- Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nan In cười đáp:
- Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không
cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.

Lời bình
Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

14. Con quỷ bên trong
Nhà sư nọ mỗi khi bắt đầu nhập định đều thấy một con nhện khổng lồ làm ông bối rối. Nhà sư liền vấn ý sư Tổ:
- Mỗi khi con bắt đầu nhập định thì luôn có một con nhện khổng lồ xuất hiện, dẫu có đuổi thế nào nó cũng không đi.
-Lần tới, nếu thấy con nhện xuất hiện, con hãy vẽ một vòng tròn to làm dấu xem nó từ đâu đến.
Nhà sư làm đúng như vậy. Khi ông vẽ vòng tròn to vào bụng con nhện, con nhện chạy đi, ông lại có thể tiếp tục thiền định. Sau buổi thiền định, nhà sư rất bối rối khi thấy vòng tròn nằm ngay trên bụng mình.

Lời bình
Trong cuộc sống, con người gặp phải nhiều xáo trộn và âu lo, phiền nhiễu. Nhưng âu lo tệ nhất thường là từ chính bản thân mình mà ra.

15. Đích tới có một đường đi không cùng
Một tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:
- Nghĩa lý của sư tổ và ý nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?
- Khi vịt lạnh, chúng lội xuống nước. Khi gà lạnh chúng đậu trên cây.

Lời bình
Lạnh vẫn lạnh nhưng phương thức tránh lạnh lại khác nhau. Cùng một mục tiêu nhưng mỗi loài lại có cách riêng của chúng. Để đạt mục tiêu không chỉ có một con đường, không phải ai cũng đi theo một con đường. Hãy khéo chọn...

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Hình Ảnh Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 03




Từ cung trời Đâu-suất, Bồ-tát Prabhapala (Bồ Tát Hộ Minh) được Phạm thiên và Tứ Thiên Vương     thỉnh mời tái sinh xuống thế cứu khổ chúng sinh.

 
Sau khi hoàng hậu Maya nằm mộng thấy một chú voi trắng chui vào bụng, bà thụ thai thái tử.

 

Vào đêm trăng tròn tháng tư, năm 625 trước Công nguyên, Đức Phật ra đời tại vườn Lâm-tì-ni.
Sau khi sinh ra, Ngài bước bảy bước, mỗi bước có hiện ra một hoa sen nâng đỡ chân Ngài. 



 
Vì Hoàng hậu Maha Maya qua đời bảy ngày sau khi Thái tử sinh ra, cho nên Thái tử được bà dì Maha Pajapati Gotami (Maha Ba xà ba đề), trực tiếp nuôi nấng, dạy dỗ 

 

Ngày nọ, Thái tử Sĩ-đạt-ta dạo chơi trong thành và thấy bốn dấu hiệu  của một ông già, một người bệnh hoạn, một tử thi, và một ẩn sĩ. Ngài  trân quý dấu hiệu sau cùng.



 
Khi hoàng nam La-hầu-la chào đời, Thái tử Sĩ-đạt-ta  quyết định lìa bỏ đời sống thế tục. Ngài đến thăm vợ Da-du-đà-la lần cuối. 



Thái tử Tất-đạt-ta xuất gia, rời bỏ gia đình. Ngài cùng người thị giả Xa-nặc, cởi ngựa đến bờ sông Anoma



 
Ngài cắt tóc với một nhát gươm và rũ bỏ hết những đồ quý giá trên người.





Thái tử hành pháp ép  xác trong 6 năm đến khi Ngài trở nên rất gầy yếu. Xương trong thân lộ ra ngoài.
Nhưng sự hành hạ xác thân không đưa đến giải thoát. Khi Ngài nghe một bài hát do Phạm thiên Indra đánh đàn, Ngài liên tưởng đến loại đàn với dây không căng không chùng.
Ngài khám phá con đường trung dung, Trung Đạo. 


Thiện nữ cúng dường

Ba người con gái của Ma Vương đến quấy nhiễu



Ngài độ năm anh em ông Kiều Trần Như

Đức Phật thành lập Tăng đoàn, ngài cùng các đệ tử đi khắp nơi thuyết giảng Phật pháp.





 




 
Sau hơn 40 năm thuyết pháp, đức Phật nhập niết bàn trong sự tiếc thương vô hạn của trời và người.

Cuộc Đời Đức Phật (Bằng Tranh) 02

(trích từ http://vn.360plus.yahoo.com/hoasentrang-baodang/article?mid=773&fid=-1)



Bồ Tát Hộ Minh Tiền sanh của Đức Phật
Hoàng Hậu Ma Da Nằm Mộng Thọ Thai
 
Thái Tử Đản Sanh Bảy Bước Nở Hoa
Lễ đặt Tên Thái Tử
 
Tiên A Tư Đà Xem tướng Thái Tử
Ngồi Nhập Định Thấy Chúng Sanh Khổ
 
Văn Võ Thái Tử Hơn Người
Dạo Bốn Cửa Thành Thấy Bốn Tướng Khổ
 
Kết Hôn Với Công Chúa Da Du Đà La
 Thái Tử Yêu Thương Mọi Người Sâu Sắc
Dạ Tiệc No Say Lộ Thể Xấu Xí
 
Nửa Đêm Từ Biệt Vợ Con
Rời Cung Xuất Gia
Kiếm Huệ Cắt Tóc
 
Liễu Ngộ Trung Đạo Xả Bỏ Khổ Hạnh
Mục Nữ Cúng Dường
Thề Nếu Chứng Đạo Bát Này Xin Chảy Ngược Dòng
 Quán Tưởng Duyên Khởi
Long Vương Hộ Pháp
Ma Nữ Chướng Ngại
Ma Quân Đầu Hàng
Chứng Vô Thượng Chánh Giác 
Phạm Thiên Thỉnh Phật Chuyển Pháp Luân
 
Tại Lộc Uyển Sơ Chuyển Pháp Luân Độ Năm Tỳ Kheo
Độ Hơn Ngàn Đệ Tử
Đức Phật Về Cung Thăm Người Thân
Gặp Lại Da Du Đà La
La Hầu La Bái Xá Lợi Phất làm Thầy
 
Đức Phật Độ Nan Đà
Thuyết  Pháp Cho Vua Tịnh Phạn Lúc Lâm Chung
Dưới Gốc Bồ Đề Thuyết Pháp Cho Chư Thiên
 
 Sau Khi Thuyết Pháp Phật Quay Trở Lại
Phật Hiện Tướng Bệnh Sắp Nhập Diệt
Dưới Cây Ta La Phật Nhập Niết Bàn
Cuộc Đời Vĩ Đại Của Đức Phật

 

CHÁNH NIỆM

              Chánh niệm là chất liệu nuôi dưỡng cây hiểu biết để từ đó hoa từ bi nở ngát hương thơm.           Chánh niệm là năng lượng có...